• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,21 +3,10/+0,25%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:45:01 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,21   +3,10/+0,25%  |   HNX-INDEX   222,62   +0,14/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   93,08   -0,03/-0,03%  |   VN30   1.317,12   +3,64/+0,28%  |   HNX30   462,57   +0,38/+0,08%
20 Tháng Giêng 2025 10:54:35 SA - Mở cửa
Tăng trưởng tín dụng đang chậm lại
Nguồn tin: Báo Hải quan | 24/08/2022 7:45:00 SA
Từ đầu tháng 6 đến nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng chậm lại. Nguyên nhân chủ yếu là các ngân hàng đã gần cạn hạn mức tăng trưởng tín dụng (room) do cơ quan quản lý giao từ đầu năm.
 
Theo thông tin mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tính đến ngày 15/8/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,45 triệu tỷ đồng, tăng 9,62%, trong khi cùng kỳ năm 2021 tăng 6,68%.
 
Mức tăng trưởng trên không có nhiều khác biệt so với mức tăng của hơn 1 tháng qua.
 
Trước đó, tính đến 26/7, theo NHNN, tín dụng tăng 9,42%, đến cuối tháng 6 tăng 9,35% trong khi tăng trưởng tín dụng của tháng 5 ở mức 8,04%. Như vậy, từ đầu năm 2022 đến hết tháng 6, tín dụng tăng trung bình gần 1,6%/tháng, trong khi từ tháng 7 đến nay là 1,5 tháng, tín dụng chỉ tăng rất ít là 0,27%.
 
 
Tăng trưởng tín dụng qua các tháng trong năm 2022. Biểu đồ: H.Dịu
 
Theo số liệu của NHNN, tính đến cuối tháng 12/2021, tổng dư nợ tín dụng toàn ngành vào khoảng 10,44 triệu tỷ đồng. Như vậy, theo tính toán, các ngân hàng đã bơm ra nền kinh tế khoảng 1 triệu tỷ đồng trong gần 8 tháng đầu năm nay qua kênh tín dụng.
 
Theo đánh giá của các chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI, trong vòng gần 2 tháng qua, lượng tín dụng bơm mới vào nền kinh tế hạn chế và đây là một trong những yếu tố khiến thanh khoản trong hệ thống ở trạng thái dồi dào trong nhiều tháng qua.
 
Vì thế, xét báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của nhiều ngân hàng cho thấy, từ quý 2, nhiều ngân hàng đã phải bán bớt trái phiếu doanh nghiệp để có thêm dư địa tăng trưởng tín dụng.
 
Chia sẻ tại buổi họp nhà đầu tư gần đây, đại diện Techcombank cho biết, ngân hàng đã tái phân bổ tín dụng bằng cách giảm phần trái phiếu doanh nghiệp lớn để có dư địa chuyển sang cho vay mua nhà cá nhân. Cụ thể, dư nợ trái phiếu của Techcombank đã giảm từ 77.000 tỷ đồng xuống còn 49.000 tỷ đồng trong quý 2, tương ứng giảm 36%. Còn tại TPBank, tăng trưởng tín dụng trong quý 2 lại giảm 1,7% so với quý 1/2022, một phần cho ngân hàng đã chủ động giảm 4.300 tỷ đồng số dư trái phiếu doanh nghiệp trong 3 tháng quý 2 để dành ''room'' cho tăng trưởng tín dụng trong thời gian đầu quý 3/2022.
 
Tính đến cuối tháng 6, Vietcombank nắm giữ 11.608 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, giảm 1,9% so với hồi đầu năm trước và giảm 0,7% so với cuối tháng 3. Tỷ trọng nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp trên tổng tín dụng của Vietcombank hiện chỉ ở mức 1%. Tương tự, VietinBank cũng giảm 18% quy mô danh mục trái phiếu doanh nghiệp trong quý vừa qua xuống còn 10.967 tỷ đồng - tương đương 0,9% tổng dư nợ tín dụng.
 
MB đã giảm sở hữu 900 tỷ đồng loại giấy tờ có giá này trong quý 2. Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp/tổng dư nợ của VPBank đã giảm 0,23 điểm % so với cuối quý 1, xuống còn 9,77%. MSB cũng đã chủ động hạ tỷ trọng nguồn vốn vào trái phiếu doanh nghiệp xuống còn 2,7% tổng dư nợ, từ mức 3,2% vào cuối quý 1/2022…
 
Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Quốc hội tại NHNN vừa qua, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN đang chịu áp lực “ba bề, bốn bên” - người dân gửi tiền mong lãi suất đầu vào cao, doanh nghiệp mong giảm lãi suất đầu ra, doanh nghiệp bất động sản đang gặp vướng mắc về vốn thì mong tháo gỡ tín dụng, các lĩnh vực sản xuất cũng mong dòng vốn chảy vào sản xuất kinh doanh.
 
Khẳng định NHNN luôn lắng nghe ý kiến từ nhiều phía, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN sẽ luôn kiên định đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường ngoại hối, ổn định an toàn của hệ thống ngân hàng lên trên hết. Với ngành ngân hàng, tác động đến chính sách tiền tệ có độ trễ, các chính sách kinh tế vĩ mô cũng có độ trễ, nhiều giải pháp nếu can thiệp bây giờ thì chỉ giải quyết được khó khăn trước mắt của năm nay và gây ra những hệ lụy cho năm sau.
 
Tuy vậy, các chuyên gia và ngân hàng đều mong muốn NHNN nên cân nhắc nới room tín dụng sớm hơn, nhằm đảm bảo triển khai chương trình phục hồi kinh tế, gói hỗ trợ lãi suất 2%, đồng thời đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế đang tăng cao.