• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
23 Tháng Mười Một 2024 7:54:07 SA - Mở cửa
Các hãng hàng không phục hồi thế nào 6 tháng đầu năm 2022?
Nguồn tin: BizLive | 05/08/2022 9:19:13 SA
Doanh thu của Vietjet, Vietnam Airlines, Bamboo Airways đều tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2022 nhờ nhu cầu đi lại phục hồi.

Theo kết quả thống kê chuyến bay từ flightradar24 và Airbus, trong 6 tháng đầu năm, thị trường hàng không nội địa Việt Nam phục hồi nhanh nhất thế giới, với đà tăng trưởng là 123% so với cùng kỳ năm 2019. Lượng hành khách và sản lượng hàng hóa tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Các hãng hàng không nội địa vận chuyển 20,1 triệu khách, tăng 56,1% so với cùng kỳ 2021.
 
Theo dự kiến trong năm 2022, các cảng hàng không trên cả nước đón khoảng 87,8 triệu khách, tăng 190% so với năm 2021. Riêng khách quốc tế dự kiến đạt khoảng 5 triệu khách, tăng 844% và khách nội địa đạt khoảng 82,8 triệu khách, tăng 178,4%.
 
 
Ngành hàng không trải qua 6 tháng đầu năm tăng trưởng doanh thu tốt
 
Đối với hàng hóa, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng hàng không trong 6 tháng đầu năm đạt 765.000 tấn, tăng 30,6% so với cùng kỳ 2021. Dự kiến trong năm 2022, sản lượng sẽ đạt khoảng 1,5 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2021.
 
Lượng hành khách và hàng hoá tăng cao giúp doanh thu các hãng hàng không nội địa có sự bứt phá mạnh. Tuy vậy, giá nhiên liệu bay tăng đột biến khiến chi phí bị đội lên ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hãng. Vì thế, chỉ Vietjet (mã VJC) duy trì được lợi nhuận dương, trong khi đó, Vietnam Airlines (mã HVN), Bamboo Airways hay Vietravel Airlines đều chứng kiến tình hình kinh doanh thua lỗ.
 
Theo báo cáo tài chính quý 2/2022, Vietjet tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với doanh thu công ty mẹ và hợp nhất đạt lần lượt 11.355 tỷ đồng và 11.590 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 422% và 227%. Lợi nhuận sau thuế đạt 181 tỷ đồng.
 
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Vietjet ghi nhận doanh thu 14.696 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 76 tỷ đồng đối với công ty mẹ. Doanh thu hợp nhất là 16.112 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 426 tỷ đồng.

 
Vietjet tiếp tục thực hiện kiểm soát chi phí, đẩy nhanh các dự án chuyển đổi số nhằm tối ưu hóa hoạt động. Hãng bay cũng tận dụng các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ bao gồm giảm 50% chi phí hạ cất cánh, chính sách thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay giảm còn 1.000 đồng/lít…
 
Vietjet tiếp tục thực hiện hợp đồng đặt mua 200 tàu bay Boeing 737, giúp đảm bảo kế hoạch mở rộng đội tàu bay và đáp ứng chiến lược phát triển trong tương lai. Vietjet là hãng hàng không tiên phong mở các đường bay giữa Việt Nam và Ấn Độ với 17 đường bay kết nối các thành phố lớn nhất giữa hai nước.
 
Trong khi đó, theo báo cáo tài chính quý 2/2022, Vietnam Airlines báo lỗ ròng gần 2.600 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 4.500 tỷ đồng. Sau 6 tháng đầu năm 2022, Hãng hàng không quốc gia ghi nhận 30.113 tỷ đồng doanh thu, tăng 113% so với cùng kỳ, lỗ ròng 5.254 tỷ đồng, giảm gần 3.400 tỷ đồng lỗ so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu tiếp tục thua lỗ trong năm 2022, Vietnam Airlines đứng trước nguy cơ hủy niêm yết vì lỗ 3 năm liên tiếp.
 
Giải trình nguyên nhân lỗ, Vietnam Airlines cho biết việc giá nhiên liệu tăng mạnh và thị trường quốc tế chưa hồi phục như kỳ vọng là nguyên nhân.

 
Hiện tại, nhiên liệu bay chiếm khoảng 40% chi phí khai thác của Vietnam Airlines. Bình quân 6 tháng đầu năm giá nhiên liệu cao gấp đôi dự kiến. Kết quả này khiến Vietnam Airlines phát sinh thêm chi phí nhiên liệu bay khoảng 2.300 tỷ đồng sau nửa đầu năm.
 
Về kết quả vận chuyển nửa đầu năm nay, Vietnam Airlines Group (gồm 3 hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) đạt gần 9,5 triệu lượt khách, tăng 24,6% so với kế hoạch.
 
Thị trường quốc tế, vốn mang tới 65% doanh thu của Vietnam Airlines, nhưng mới chỉ đạt khoảng 12% so với trước đại dịch do các rào cản nhập cảnh khiến nhu cầu đi lại bị hạn chế. Vietnam Airlines mới nối lại 35 đường bay quốc tế, bằng 53% so với trước đại dịch. Hãng cũng chưa thể khai thác trở lại các đường bay đến Trung Quốc, Myanmar, Nga do những hạn chế từ nhà chức trách hoặc căng thẳng chính trị.
 
Hoạt động kinh doanh được cải thiện đáng kể, giảm lỗ nhanh. Tuy vậy, những khoản nợ ngắn hạn đang là rủi ro lớn với Vietnam Airlines. Tính tới cuối quý 2/2022, Vietnam Airlines ghi nhận nợ ngắn hạn gần 53.000 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức 41.000 tỷ đồng đầu năm. Trong đó, chủ yếu là phải trả người bán ngắn hạn (27.000 tỷ) và nợ thuê tài chính ngắn hạn (15.000 tỷ). Trong khi đó, nợ dài hạn giảm từ 21.000 tỷ đồng về gần 19.000 tỷ đồng.
 
Với Bamboo Airways, từ tháng 4 khi bắt đầu mùa hè, lần đầu tiên Bamboo Airways xác nhận con số doanh thu vượt 1.000 tỷ đồng. Tháng 5, tháng 6, tháng 7 và dự báo cả tháng 8, hãng chạm ngưỡng doanh thu gần 2.000 tỷ đồng mỗi tháng.

 
Thông tin tại cuộc họp ĐHĐCĐ của Tập đoàn FLC đầu tháng 7, lãnh đạo Bamboo Airways từng cho biết, doanh thu quý 2/2022 của Bamboo Airways tăng 50% so với quý 1 và vượt 30% so với kế hoạch đầu năm. Tuy nhiên, cũng giống như các hãng hàng không khác, chi phí cao khiến Bamboo Airways ghi nhận khoản lỗ khoảng 1.400 tỷ đồng trong quý 2.
 
Bamboo Airways đang khai thác khoảng gần 60 đường bay nội địa và 12 đường bay quốc tế, thuộc quy mô mạng lưới đường bay nội địa lớn nhất Việt Nam. Tiên phong khai thác máy bay phản lực Embraer E190/195 tại Việt Nam, Bamboo Airways mở mới và khai thác nhiều đường bay lần đầu tiên tại Việt Nam như Hà Nội - Côn Đảo, TP.HCM - Điện Biên.
 
Mạng đường bay quốc tế cũng được Bamboo Airways tăng tần suất và mở mới như các đường bay mới tới Melbourne/Sydney (Australia), London (Anh), Frankfurt (Đức). Tại châu Á, Bamboo Airways tái khởi động các đường bay tới Narita (Nhật), Seoul (Hàn Quốc), mở mới các đường bay tới Singapore, Bangkok (Thái Lan).
 
Bamboo Airways đang khai thác gần 200 chuyến bay một ngày, tới 12 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hãng tiếp tục dẫn đầu toàn ngành hàng không về tỷ lệ đúng giờ trong 5 tháng đầu năm, xấp xỉ 97%. Tỷ lệ an toàn được duy trì ở mức tuyệt đối. Tỷ lệ lấp đầy của Bamboo Airways tại các chặng quốc tế đường dài tới Anh, Australia, Đức... luôn ở mức cao, trung bình 70-74%, có những chuyến lên tới 99-100%.
 
Hãng chuẩn bị đón thêm các tàu bay thân hẹp A321NEO và thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner trong quý 3/2022. Bamboo Airways đặt mục tiêu mở rộng đội bay đạt 100 tàu đến năm 2028.
 
Với hãng hàng không tân binh Vietravel Airlines, trong tháng 6, Vietravel Airlines tăng cường các đường bay trong nước, tăng 10-15% so với tháng trước và tăng 40% so cùng kỳ 2021. Việc chi phí nhiên liệu bình quân tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ và có lúc chiếm 65% doanh thu chuyến bay, khiến Vietravel Airlines lỗ khoảng 267 tỷ đồng. Khoản lỗ này được ghi nhận trong báo cáo tài chính của Vietravel - đơn vị đang sở hữu 43,9% vốn của Vietravel Airlines.
 
Vietravel Airlines mới bay trở lại từ đầu tháng 12/2021, mở thêm một số đường bay nội địa như TP.HCM - Quy Nhơn và khôi phục chặng TP.HCM - Đà Nẵng từ cuối tháng 1. Hãng đặt mục tiêu nâng số lượng tàu bay lên 6 trong năm 2022.
 
Dự báo tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm cao hơn
 
Đánh giá triển vọng ngành hàng không 6 tháng cuối năm, báo cáo mới đây của SSI Research cho biết, tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm 2022 được dự đoán cao hơn nửa đầu năm, dựa trên một số nguyên nhân.
 
Đầu tiên, đi lại trong nước có xu hướng hồi phục mạnh. Trong tháng 6, sản lượng hành khách nội địa đạt 120-130% mức năm 2019, so với chỉ 16% trong tháng 12/2021, nhờ nhu cầu dồn nén trong 2 năm qua. Năm 2022, khách trong nước ước tính đạt 89 triệu lượt khách (tăng 200% so với năm trước đó và tăng 20% so với 2019).
 
Khách quốc tế ước tính tăng dần đến cuối năm đạt 5 triệu lượt khách trong năm nay (15% của mức 2019). Trong tháng 6, khách quốc tế chỉ bằng 10% mức trước đại dịch, tăng từ 5% tại thời điểm cuối năm 2021 do không còn kiểm soát biên giới hay cách ly, xét nghiệm. Việt Nam cũng là một trong những nước nới lỏng các quy định nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
 
Nhu cầu tăng giúp các hãng hàng không chuyển chi phí nhiên liệu cho khách hàng, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ.
 
Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận chưa mạnh do khách quốc tế là nguồn lợi nhuận chính của tất cả công ty trong ngành (sân bay, dịch vụ hàng không, hãng hàng không). Việc nối lại các đường bay quốc tế ước tính diễn ra chậm trong năm, do các thị trường chính như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn chưa mở cửa lại ở nhiều mức độ khác nhau. Do đó, lợi nhuận của cả ngành ước tính tăng mạnh hơn từ năm 2023.
 
Các hãng hàng không đủ điều kiện hưởng gói hỗ trợ lãi suất 2% từ Chính phủ có thể bù đắp phần lớn ảnh hưởng từ việc tăng lãi suất. Tuy nhiên, tác động đến lãi - lỗ có thể nhỏ so với các chi phí khác như chi phí nhiên liệu, chi phí thuê tàu bay, nhân công và bảo dưỡng máy bay. Hơn nữa, triển vọng giá dầu tăng trong năm nay có thể làm giảm biên lợi nhuận các hãng hàng không, đặc biệt trong mùa thấp điểm.
 
Năm 2023, theo SSI Research, hàng không tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ so với 2022, nhưng chưa quay về mức trước đại dịch cho tới cuối năm 2023.