• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
23 Tháng Mười Một 2024 3:07:25 CH - Mở cửa
TP.HCM: Xuất hiện thêm nhiều dự án ‘đắp chiếu’ mới, bên cạnh những dự án đang ‘hồi sinh’
Nguồn tin: Nhà đầu tư | 01/09/2022 9:25:00 CH
Từ đầu năm 2022 đến nay, tại TP.HCM, nhiều dự án bất động sản (BĐS) lớn được xây dựng trở lại sau hàng thập kỷ bất động. Tuy nhiên, thị trường cũng xuất hiện thêm những dự án đang xây dựng rồi phải dừng thi công và rơi vào cảnh... bỏ hoang.
 
Những dự án hồi sinh trở lại
 
Những ngày gần đây, người dân TP.HCM khi đi qua chân cầu Nguyễn Tất Thành nối Quận 1 với Quận 4 ngạc nhiên khi thấy một dự án đã "ngủ quên" hơn 10 năm bỗng thi công trở lại. Đó là dự án Saigon One Tower. Tuy nhiên, ngoài khoác lên mình bộ "cánh mới" thì dự án này cũng mang một tên mới là IFC One Saigon.
 
Theo tìm hiểu của phóng viên Nhadautu.vn, dự án Saigon One Tower được xem là một trong những dự án có vị trí đắc địa bậc nhất TP.HCM khi nằm trên khu đất vàng rộng hơn 6.672 m2 tại giao lộ Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi Quận 1, do liên doanh Công ty cổ phần Sài Gòn One Tower làm chủ đầu tư gồm các cổ đông như: Công ty cổ phần M&C, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - Saigontourist, Ngân hàng TMCP Đông Á, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á và Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ làm chủ đầu tư.
 
Dự án được xây dựng trên khu đất hơn 6.672 m2, mật độ xây dựng 46% với quy mô 41 tầng (không tính 5 tầng hầm và 3 tầng kỹ thuật), tổng vốn đầu tư 256 triệu USD (tương đương 5.000 tỷ đồng). Theo thiết kế, công trình cao 185m, gồm 180 căn và khu văn phòng.
 
 
Dự án Saigon One Tower được hồi sinh sau hơn 10 năm bất động với tên mới là IFC One Saigon. Ảnh: G.T
 
Dự án được xây dựng năm 2007, tới năm 2011 thì dừng thi công dù đã xây xong phần thô. Sau đó, năm 2021, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Viva Land có văn phòng tại Singapore đã mua lại dự án này và tới năm 2022 thi công trở lại. Giá chào bán mỗi m2 căn hộ tại đây hiện đang được đưa ra là 1 tỷ đồng/m2.
 
Cũng thuộc dự án "ngủ đông" hơn 10 năm dù đã xây dựng xong phần thô, dự án mang tên Kenton Note nằm tại mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM).
 
Dự án Kenton Node là một trong những dự án lớn tại khu Nam Sài Gòn với tổng diện tích 10,8ha, gồm 9 tòa nhà với 16 tháp. Trong đó, khu căn hộ có gần 1.700 căn; khu condotel gồm 586 căn; khách sạn tiêu chuẩn 5 sao có 288 phòng.
 
Công trình ban đầu có tên Kenton Residences do Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên làm chủ đầu tư, khởi công từ năm 2009, với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD, nhưng đến năm 2011 thì dự án ngừng thi công vì thiếu vốn. Đến năm 2017, Kenton Residences được tái khởi động và đổi tên thành Kenton Node Hotel Complex và được điều chỉnh lại quy hoạch. Tổng vốn đầu tư của dự án lúc đó được nâng lên thành 1 tỷ USD, tuy nhiên tiếp tục đình trệ một năm sau đó.
 
Được biết, năm 2009, chủ đầu tư chào bán sản phẩm nhà ở tại dự án này, với quảng cáo có thang máy riêng để mang ô tô của khách hàng lên từng căn hộ. Khi đó, dự án đã bán được hơn 300 sản phẩm, nhưng sau đó chủ đầu tư trả lại tiền cho khách hàng.
 
Trước việc dừng thi công quá lâu, tháng 4/2020, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từng thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty Tài Nguyên liên quan đến dự án này. Tài sản đấu giá là toàn bộ nợ gốc, lãi phát sinh tại thời điểm bán đấu giá hơn 4.063 tỷ đồng.
 
Tới đầu năm 2022, Tập đoàn Novaland đã thông báo mua lại dự án này, đổi tên thành Grand Sentosa và đang chào bán cho khách hàng cũng như tái khởi động xây dựng lại dự án.
 
Năm 2018, Tập đoàn Đất Xanh mở bán dự án mang tên Gem Riverside tại TP. Thủ Đức, TP.HCM. Dự án có quy mô 6,7ha với 12 toà tháp căn hộ. Tuy nhiên, sau mở bán nhà cho khách hàng, máy móc xây dựng cũng đã tập kết thì dự án phải dừng xây dựng do vướng pháp lý.
 
Tới đầu năm 2022, lãnh đạo Tập đoàn Đất Xanh thông báo hồi sinh lại dự án này, với một tên hoàn toàn mới là Datxanhhomes Riverside.
 
Ngoài ra, nhiều dự án khác cũng đang hồi sinh sau hàng chục năm ''ngủ đông'' như Khu căn hộ Thái Bình Plaza tại địa chỉ số 800 đường Đồng Văn Cống, TP. Thủ Đức. Dự án nằm trên khu đất 14.000m2, do Công ty TNHH Đá xây dựng Bình Dương làm chủ đầu tư, được hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2010, song việc bán hàng không khả quan, nên chủ đầu tư xin chuyển đổi công năng dự án thành Bệnh viện đa khoa Phúc An Khang với quy mô 500 giường.
 
Thế nhưng, hoạt động được khoảng 2 năm thì bệnh viện tuyên bố đóng cửa, sau đó chuyển đổi công năng trở lại thành dự án nhà ở thương mại và đổi tên thành Khu căn hộ Swiss - Belresidences Upper East Saigon, do Công ty cổ phần Tập đoàn Hasco làm đơn vị phát triển với định vị phân khúc hạng sang.
 
Hay như dự án Dream Home Riverside bắt đầu được thi công trở lại sau 5 năm nằm bất động…
 
Lại có thêm nhiều dự án "đắp chiếu"
 
Tuy có nhiều dự án được hồi sinh trở lại, nhưng lại xuất hiện khá nhiều dự án mới rơi vào cảnh "đắp chiếu". Đơn cử như dự án CT Plaza Nguyên Hồng tại đường Nguyên Hồng, quận Gò Vấp, do Công ty Nguyên Hồng làm chủ đầu tư.
 
 
Dự án CT Plaza Nguyên Hồng rơi vào cảnh "đắp chiếu" dù quá thời gian giao nhà. Ảnh: K.D
 
Dự án xây dựng trên diện tích đất rộng 3.403m2, diện tích xây dựng chiếm 1.822m2, mật độ xây dựng 53%. Tổng diện tích sàn xây dựng là 36.123m2. Diện tích cây xanh và giao thông chiếm 1.581m2. Quy mô dự án gồm 2 tầng hầm và 17 tầng nổi, cung ứng 280 căn hộ có diện tích 55-76m2 và 18 căn shophouse rộng khoảng 220-470m2.
 
Dự án được mở bán năm 2016, theo hợp đồng mua bán ký với khách hàng thì sẽ phải bàn giao nhà cho khách hàng tháng 12 năm 2019. Thế nhưng, dự án hiện mới đang xây dựng đến tầng 14, sau đó dừng thi công hoàn toàn vào năm 2021.
 
Anh V.V.T, khách hàng mua nhà tại dự án này cho biết, theo cam kết trong hợp đồng mua bán của chủ đầu tư với khách hàng thì dự án phải bàn giao nhà cho khách hàng vào tháng 12/2019, tuy nhiên khi đó dự án chưa hoàn thành xong móng. Chủ đầu tư tiếp tục gia hạn 1 năm là năm 2020 phải xong, nhưng đến nay gần hết năm 2022 dự án vẫn chưa hoàn thành xây dựng phần thô và đã dừng lại.
 
''Chúng tôi nhiều lần yêu cầu làm việc, đối thoại với phía chủ đầu tư nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng là bao giờ dự án hoàn thành cũng như lý do có phải vì vướng pháp lý trong việc cấp lại giấy phép xây dựng nên chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện xong'', anh T nói.
 
Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án này bị dừng thi công vì chủ đầu tư điều chỉnh cục bộ chỉ tiêu quy hoạch để cải tiến phương án kiến trúc tại dự án năm 2020, và đến nay vẫn chưa được cấp phép điều chỉnh giấy phép xây dựng lại dự án nên rơi vào cảnh "đắp chiếu", chưa biết ngày hồi sinh.
 
Tại đường Xa lộ Hà Nội, TP. Thủ Đức, dự án mang tên Metro Star cũng đang xuất hiện cảnh những chiếc cần cẩu xây dựng bất động nhiều năm. Cụ thể, dự án xây dựng trên diện tích rộng khoảng 18.337,5m2, mật độ xây dựng 40%, tổng diện tích sàn xây dựng 70.493,52m2. Quy mô gồm 2 tháp với 6 block cao từ 25 - 30 tầng nổi và 2 tầng hầm mỗi block. Metro Star với 1.600 căn hộ, 5 căn shophouse và 10 nhà phố thương mại. Dự kiến giai đoạn 1 mở bán khoảng 400 căn với diện tích từ 52 - 65m2. Được bán ra thị trường năm 2018 và cam kết bàn giao nhà tháng 5/2021. Tuy nhiên, đến nay dự án mới chỉ đào đất hầm móng chứ chưa hề có dấu hiệu xây dựng.
 
Ngày 17/8/2022, phóng viên Nhadautu.vn có gửi câu hỏi phỏng vấn chủ đầu tư hai dự án này là Công ty C.T Group về việc tiến độ xây dựng dự án cũng như thời gian nào sẽ bàn giao nhà được cho khách hàng và dự án đang vướng những thủ tục pháp lý nào...., tuy nhiên, sau nhiều lần liên hệ để có câu trả lời thì phía chủ đầu tư 2 dự án này vẫn chưa có phản hồi.
 
Ngoài ra, dự án Khu nhà ở phường Tân Phú, quận 7, được Công ty TNHH Dynamic Innovation mua lại từ Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt. Dự án Khu nhà ở - Trung tâm thương mại và siêu thị Đông Nam của Công ty cổ phần Dệt Đông Nam…. cũng được cho là đang rơi vào cảnh ''đắp chiếu'' mới tại TP.HCM.
 
Theo số liệu của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), số dự án bất động sản đang "đắp chiếu" trên địa bàn thành phố còn khoảng 113 dự án, trong đó vướng mắc lớn nhất là chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý đầu tư, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, nghĩa vụ nhà ở xã hội, nghĩa vụ tài chính bổ sung, chưa hoàn thành thủ tục giao đất… Vì những nguyên nhân này nê đã khiến các dự án ngưng trệ kéo dài, thậm chí có những dự án nằm chờ tới hơn chục năm.
 
Bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản Đại Phúc cho rằng, ở góc độ doanh nghiệp bất động sản, tín hiệu đáng mừng là thời gian qua TP.HCM đã tích cược gặp gỡ doanh nghiệp để tìm cách giải cứu cac dự án đắp chiếu.
 
Tuy nhiên, lỗ lực này của TP.HCM đang gặp rất nhiều khó khăn, nhưng khó khăn của doanh nghiệp địa ốc cũng không nhỏ vì họ đang gồng mình để doanh nghiệp tồn tại vì quá nhiều năm dự án không thể triển khai.
 
Cũng theo bà Hương thì hiện nay TP.HCM có nhu cầu rất lớn về nhà ở, nhưng thị trường đang chờ dự án, còn dự án đang chờ thủ tục. Cung khan hiếm, trong khi cầu tăng đang đưa thị trường đến thực trạng mất cân đối cung - cầu. Nếu không có giải pháp khơi thông nguồn cung, phát triển các dự án nhà ở mới, nguy cơ giá nhà, đất sẽ còn tăng cao, nhất là với các phân khúc đáp ứng nhu cầu nhà ở thật.
 
''Tôi tin rằng lãnh đạo TP.HCM cũng nhìn thấy điều này, và chúng tôi vẫn chờ TP.HCM giải cứu dự án cho chúng tôi được khơi dòng khó khăn tái thực hiện lại dự án để thành phố phát triển'', bà Hương nói.