Hai năm qua, mặc dù đối mặt với bao khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giá dầu thô biến động mạnh, song Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã nỗ lực duy trì ổn định hoạt động sản xuất của Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất. Đồng thời, tăng cường hợp tác với các khách hàng, đối tác để phát triển.
Tổng Giám đốc
BSR Bùi Ngọc Dương cho biết, để vượt qua “bão kép” của dịch bệnh và giá dầu biến động, bên cạnh nỗ lực của
BSR còn có sự đồng hành, hợp tác rất lớn từ các khách hàng, đối tác. Cùng với đó, các bộ, ban, ngành và chính quyền địa phương cũng đã quan tâm, hỗ trợ, chia sẻ nguồn lực để
BSR hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Mới đây, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã công bố bảng xếp hạng
PROFIT500 - Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2022 và
BSR đã lọt vào tốp đầu, với vị trí 22. Hằng năm, NMLD Dung Quất sản xuất ra khoảng 6,5 triệu tấn sản phẩm các loại. Các sản phẩm xăng, dầu của NMLD Dung Quất đã có mặt trên thị trường hơn 12 năm, phục vụ hầu hết các ngành kinh tế trong nước. Chất lượng các sản phẩm của NMLD Dung Quất được quản lý theo quy trình khép kín, các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đạt các tiêu chuẩn sản phẩm của Việt Nam và quốc tế.
Hạt nhựa PP do Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sản xuất xuất bán ra thị trường.
Hạt nhựa PP do Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sản xuất xuất bán ra thị trường.“Hiện nay, chúng tôi đã và đang tăng tốc thực hiện chuyển đổi số, cập nhật các xu hướng quản trị hiện đại để nâng cao năng lực và hiệu quả quản trị, chủ động thích ứng với sự thay đổi và biến động vĩ mô bằng cách không ngừng tối ưu các quy trình hoạt động, các giải pháp, linh hoạt trong kinh doanh và nâng tầm văn hóa doanh nghiệp. Chúng tôi đang xây dựng, cập nhật chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với trọng tâm theo xu thế chuyển dịch năng lượng toàn cầu”, ông Dương chia sẻ.
Theo Phó Tổng Giám đốc
BSR Nguyễn Việt Thắng, Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nên nhu cầu sản phẩm lọc hóa dầu rất lớn, đặc biệt là nguyên liệu nhựa. Vì thế, thời gian qua,
BSR đã đẩy mạnh việc đa dạng hóa sản phẩm để gia tăng lợi nhuận. Ngoài cung cấp khoảng 35% sản lượng xăng dầu trong nước,
BSR còn cung cấp khoảng 450 - 500 nghìn tấn LPG/năm cho thị trường trong nước. Riêng hạt nhựa Polypropylene (PP),
BSR chỉ mới cung cấp cho một phần nhỏ thị trường nhưng lại là sản phẩm có thương hiệu lâu năm trên thị trường.
Đầu năm 2021,
BSR đã thử nghiệm thành công và nâng công suất phân xưởng PP lên 115% công suất thiết kế. Điều này không những giúp
BSR đáp ứng nhu cầu thị trường về sản lượng các sản phẩm hạt nhựa PP khi nhu cầu tăng cao trong ngắn và trung hạn, mà còn giúp doanh nghiệp chủ động, linh hoạt trong việc tối ưu công suất vận hành các phân xưởng khác của NMLD Dung Quất. Cùng với đó,
BSR cũng đã tự thực hiện các sáng kiến cải tiến thành công để tăng sản lượng sản xuất nguyên liệu Propylene từ cụm phân xưởng thượng nguồn RFCC/PRU. Các sáng kiến cải tiến liên tục áp dụng ở cụm phân xưởng RFCC/PRU/PP từ năm 2017 đến nay đã giúp phân xưởng PP từng bước tăng công suất thành công từ 105% lên 115% công suất thiết kế, góp phần mang lại hiệu quả cho NMLD Dung Quất hơn 70 tỷ đồng/năm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước ngày càng tăng về các sản phẩm PP.