• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 7:53:59 CH - Mở cửa
HBC: Hòa Bình dự kiến huy động hàng chục tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu ESOP
Nguồn tin: Tạp chí kinh tế chứng khoán VN | 30/09/2022 10:12:41 SA
Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE – Mã: HBC) thông báo phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).
 
Cụ thể, Hòa Bình dự kiến phát hành 7,55 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp, tương ứng 2,87% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành, cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm.
 
Như vậy, ước tính công ty sẽ huy động được 75,5 tỷ đồng nếu phát hành thành công. Giá bán cổ phiếu ESOP thấp hơn 41,2% so với giá thị trường đang giao dịch ngày 29/9. Thời gian nhận tiền mua cổ phiếu ESOP từ 30/9 - 3/11/2022.

 
Bên cạnh đó, mới đây, Hòa Bình vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ đợt 1 năm 2022. Theo đó, HBC sẽ chào bán 5 triệu cổ phiếu, tương ứng 2,035% số lượng cổ phiếu đang lưu hành cho nhà đầu tư nước ngoài là Sanei Architecture Planning Co, Ltd với giá 32.500 đồng/cp. Thời gian thực hiện trong quý III – quý IV/2022. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế một năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
 
Sau đợt chào bán, Sanei Architecture Planning Co, Ltd sẽ trở thành cổ đông và nắm giữ 1,99% vốn Tập đoàn.
 
Được biết, Sanei Architecture Planning Co, Ltd là doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực nhà ở, khai thác, quản lý, đầu tư bất động sản. Tại Việt Nam, đơn vị hiện là cổ đông của Công ty CP Tập đoàn Danh Khôi (HNX: NRC), sở hữu 4,91% vốn điều lệ với 4,5 triệu cổ phần.
 
Với số tiền dự kiến huy động là 162,5 tỷ đồng, HBC sẽ dùng để thanh toán chi phí mua nguyên vật liệu xây dựng phục vụ hoạt động thi công xây dựng (sắt, thép, nhôm, xi măng, …) trong tháng 10 năm nay.
 
Trên thị trường chứng khoán, sau nhịp giảm mạnh từ đầu tháng 4/2022, đưa giá cổ phiếu HBC từ trên 22.000 đồng/cp xuống quanh vùng 16.600 đồng/cp vào thời điểm cuối tháng 4. Sau đó HBC có nhịp hồi lại, về mức 20.000 đồng/cp vào đầu tháng 6/2022.
 
Tuy nhiên, ngay sau đó, HBC có nhịp giảm thứ 2 sâu hơn và mất mốc 15.000 đồng/cp, thậm chí về sát vùng giá 14.000 đồng/cp vào ngày 20/6/2022. Đến phiên sáng 30/9, cổ phiếu HBC đang giao dịch quanh mức 16.300 đồng/cp (lúc 9h26), khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên đạt hơn 2,72 triệu đơn vị.

 
Diễn biến giá cổ phiếu HBC thời gian gần đây. Nguồn: TradingView
 
Dòng tiền âm hơn 1.300 tỷ đồng
 
Trong quý II/2022, Hòa Bình ghi nhận doanh thu đạt 4.079,83 tỷ đồng, tăng 28,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 50,28 tỷ đồng, giảm 13,9% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 6,1% về còn 3,3%.
 
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 31,2% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 60,93 tỷ đồng về 134,13 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 181,6%, tương ứng tăng thêm 118,1 tỷ đồng lên 183,15 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 77,7%, tương ứng tăng thêm 62,33 tỷ đồng lên 142,58 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 26%, tương ứng tăng thêm 27,01 tỷ đồng lên 130,77 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 403,5%, tương ứng tăng thêm 23,12 tỷ đồng lên 28,85 tỷ đồng.
 
Trong kỳ mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm, nguyên nhân chủ yếu do biên lợi nhuận gộp giảm mạnh dẫn tới lợi nhuận gộp giảm. Mặc dù Công ty đã tăng nguồn thu từ doanh thu tài chính và lợi nhuận khác nhưng không đủ bù đắp sự sụt giảm của biên lợi nhuận gộp, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lên.
 
Luỹ kế trong 6 tháng đầu năm, Hòa Bình ghi nhận doanh thu đạt 7.062,8 tỷ đồng, tăng 29,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 60,89 tỷ đồng, giảm 10,6% so với cùng kỳ.
 
Trong năm 2022, Hòa Bình đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 17.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 350 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành 17,4% kế hoạch lợi nhuận năm.
 
Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính âm 1.364,6 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 691,5 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 200,2 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 1.469,4 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.
 
Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Hòa Bình tăng 10,1% so với đầu năm lên 18.255,1 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn đạt 12.963,6 tỷ đồng, chiếm 71% tổng tài sản; tồn kho đạt 2.754 tỷ đồng, chiếm 15,1% tổng tài sản và các tài sản khác.
 
Nhìn vào cơ cấu tài sản của òa Bình, chiếm tới 78% là các khoản phải thu ngắn hạn (12.963 tỷ đồng) - đây cũng là điểm yếu cố hữu của doanh nghiệp này khi trong nhiều năm các khoản phải thu luôn tăng mạnh và chiếm tỷ trọng rất cao.
 
Dòng tiền kinh doanh âm chính là nguyên nhân khiến Hòa Bình phải tăng cường vay nợ, biểu hiện rõ nhất là dòng tiền vay/trả nửa đầu năm ở mức cao: 5.630 tỷ đồng/4.193 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và giảm 20% so cùng kỳ. Còn tính con số nợ vay, giá trị đã đạt tới 6.535 tỷ đồng, tăng 28% so với đầu năm, cao gấp 1,7 lần vốn chủ sở hữu.
 

Cổ phiếu liên quan