• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 12:00:35 SA - Mở cửa
Gói thầu bảo hiểm: Tiêu chí nào loại ngay 2 DN lớn nhất thị trường?
Nguồn tin: Báo Đấu thầu | 07/01/2023 8:10:00 CH
Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt và Tổng công ty Bảo hiểm PVI theo các bảng xếp hạng uy tín là 2 doanh nghiệp đứng đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, hai doanh nghiệp này dễ dàng bị loại khỏi những gói thầu không lớn trong nước, thậm chí có gói thầu chưa đến 1 tỷ đồng. Tưởng rằng việc loại đối thủ lớn là rất khó khăn, nhưng theo quan sát của Báo Đấu thầu cũng như phản ánh của người trong cuộc, lại rất đơn giản!
 
https://fireant.vn/charts/content/symbols/VAF
 
Nếu muốn loại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, hồ sơ mời thầu (HSMT) chỉ cần đưa vào một tiêu chí “rất quốc tế”, đó là yêu cầu nhà thầu có xếp hạng tài chính của các tổ chức xếp hạng quốc tế. Bảo Việt từng “chào thua” khi 1 gói thầu trong nước yêu cầu: “Nhà thầu phải có xếp hạng đánh giá năng lực tài chính của A.M.Best hoặc/và S&P từ B+ trở lên trong 3 năm 2019, 2020, 2021 (với nhà thầu liên danh, đánh giá theo thành viên đứng đầu liên danh). Bảo Việt không ít lần phản ánh về tiêu chí này khi tham gia các gói thầu bảo hiểm trong nước.
 
Nếu muốn loại Tổng công ty Bảo hiểm PVI, HSMT chỉ cần đưa một tiêu chí: “tỷ lệ giữ lại phí bảo hiểm gốc” bình quân các năm gần đây phải đạt mức ≥ 50%. Theo số liệu mà phóng viên có được, với tỷ lệ tái bảo hiểm cao, tỷ lệ giữ lại phí bảo hiểm gốc của PVI trong 3 năm 2019 - 2021 khoảng 39 - 40%.
 
Những tiêu chí này khiến doanh nghiệp bị loại không thể tâm phục khẩu phục. Theo phản ánh của PVI tại một gói thầu gần đây, việc đưa ra tiêu chí “tỷ lệ giữ lại phí bảo hiểm gốc” là không có cơ sở, không phù hợp quy định vì không phải doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm để các nhà tái bảo hiểm nhận tái với tỷ lệ cao như PVI.
 
Khi tìm hiểu về các gói thầu bảo hiểm, phóng viên Báo Đấu thầu đã tham vấn nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này và các quy định hiện hành. Cả 2 tiêu chí trên đều không phải là tiêu chí bắt buộc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định pháp luật trong nước; cũng không liên quan đến khả năng thực hiện gói thầu của nhà thầu.
 
Theo Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm hiện hành chỉ yêu cầu quy định xếp hạng bởi một trong các tổ chức xếp hạng quốc tế như A.M.Best, Standard&Poor’s, Moody’s, Fitch áp dụng cho hoạt động tái bảo hiểm và các doanh nghiệp tái bảo hiểm. Chưa có cơ chế bắt buộc áp dụng đối với các doanh nghiệp trực tiếp nhận bảo hiểm và các xếp hạng tài chính nói trên chỉ xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Hiện tại, rất ít doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam thực hiện đánh giá năng lực này.
 
Tiêu chí “tỷ lệ giữ lại phí bảo hiểm gốc phải trên 50%” cũng không phải là chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính về đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Đồng thời, với bảo hiểm dự án, rủi ro lớn thì càng cần yêu cầu cao đối với tái bảo hiểm.
 
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã có thông báo trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia về một số tiêu chí làm hạn chế nhà thầu. Bộ nêu rõ, khi lập HSMT, chủ đầu tư/bên mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Ngoài quy định tại Phụ lục 9 Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT, chủ đầu tư, bên mời thầu cần tham khảo, tránh đưa ra các yêu cầu làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu.
 
Trong những việc phải tránh, Bộ KH&ĐT dẫn hành vi HSMT gói thầu bảo hiểm đấu thầu rộng rãi trong nước đưa ra yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm như: “Nhà cung cấp bảo hiểm đạt được xếp hạng tài chính ở mức an toàn bởi một trong các tổ chức xếp hạng quốc tế như A.M Best, Standard & Poor’s, Moody’s, Fitch” và coi đây là tiêu chí để loại bỏ nhà thầu nếu không đáp ứng. Trong khi theo thống kê, trên thị trường Việt Nam hiện chỉ có 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã thực hiện xếp hạng quốc tế. Với điều kiện này, khoảng 25 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác được đánh giá năng lực tài chính tốt theo tiêu chuẩn, quy định trong nước vẫn bị loại. Hoặc HSMT đưa ra các tiêu chí đánh giá về kỹ thuật và quy định điểm tối thiểu cho cả các tiêu chí đánh giá nhỏ trong tiêu chí đánh giá tổng quát; trong đó chỉ duy nhất 1 doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng tất cả các tiêu chí…
 
Theo một đại diện của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, hiện vẫn có một số HSMT đưa tiêu chí đã được Bộ KH&ĐT thông báo. Nhà thầu rất mong muốn các chủ đầu tư, bên mời thầu tuân thủ đúng quy định của pháp luật, lựa chọn nhà thầu trên tinh thần cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế.