• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 7:16:07 CH - Mở cửa
Cây cao su tạo nên bước ngoặt đặc biệt trên đất Đồng Nai
Nguồn tin: Báo Đồng Nai | 21/10/2023 8:25:00 CH
Đến cuối thế kỷ XIX, nền nông nghiệp tỉnh Biên Hòa có bước phát triển song vẫn là nông nghiệp cổ truyền, việc canh tác phụ thuộc vào thiên nhiên. Lối sản xuất tự túc tự cấp với lúa là cây trồng chính, nhưng lại không đủ ăn, còn các cây khác cũng trồng manh mún; chưa tạo ra nông sản hàng hóa.
 
 
Khi đường sắt Sài Gòn - Nha Trang khởi công, một số nhà tư bản Pháp ở Sài Gòn liền tổ chức trồng thử nghiệm: cà phê, ca cao, tiêu, cam, quýt, quế, sả… trên một trang trại đất đỏ rộng đến 3.500ha gần ga Dầu Giây nhưng không sinh lợi như mong muốn.
 
Sau đó, trang trại Dầu Giây vào tay Công ty S.I.P.H. (Société Indochinoise de Plantations d’Hévéas: Công ty Cao su Đông Dương) do nhà tư bản Pháp Suzanne Cazeau làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông ta lấy tên con gái đặt cho trang trại vừa được chuyển nhượng này thành đồn điền Suzannah và ngay năm 1906 đã tổ chức trồng 1 ngàn gốc cây cao su có nguồn gốc Nam Mỹ.
 
Toàn bộ số cây cao su trồng theo diện rộng đầu tiên trên đất mới Đồng Nai đều phát triển tốt và tỏ ra thích hợp với vùng đất đỏ bazan nên công ty quyết định mở rộng diện tích trồng cây cao su ở cả vùng đất Đông Nam kỳ. Cùng với đó là nhu cầu cao su cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô ở châu Âu và Hoa Kỳ phát triển mạnh đã thúc đẩy giới tư bản Pháp cùng nhà cầm quyền lao vào công cuộc kinh doanh khai thác cao su, lúc đó được cả thế giới xem đây là “vàng trắng”.
 
Năm 1910, Toàn quyền Đông Dương cấp cho Tập đoàn B.I.F. (Exploitation forestiere de la Bien Hoa industrielle et forestiere: Công ty Biên Hòa kỹ nghệ và lâm sản) vùng đất nhượng liền khoảnh 28 ngàn ha để sau đó lập ra 3 đồn điền cao su Trảng Bom, Cây Gáo, Túc Trưng. Cùng năm Công ty S.P.T.R. (Plantations des Terres Rouges: Công ty Cao su Đất đỏ) lần lượt lập ra các đồn điền Courtenay, Bình Sơn, An Viễn. Đến năm 1911, Công ty S.P.H.-X.L. (Công ty Cao su Xuân Lộc) mở ra đồn điền Hàng Gòn… Tiếp đó, lần lượt ra đời các đồn điền Trảng Bom, Cây Gáo, Túc Trưng của Les Caoutchous du Donnai (Công ty Đồng Nai), “Sở Bà Đầm” của Công ty Cao su Long Thành, Société Agricole de Thanh Tuy Ha (Công ty Thành Tuy Hạ)…
 
Tính đến năm 1945, trong toàn tỉnh Biên Hòa có đến 57 đồn điền cao su.
 
Đến nay, Công ty Cao su Đồng Nai đã trở thành Tổng công ty Cao su Đồng Nai trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với tên gọi quốc tế là DONA RUCO.VN (Dongnai rubber corporation) quản lý 10 nông trường với diện tích 31.989ha cao su với trên 4 ngàn lao động cùng 1 xí nghiệp chế biến cao su. Ngoài ra, Tổng công ty còn có 7 công ty con, 11 công ty liên kết hoạt động tại Lâm Đồng, Lào, Campuchia.
 
* Xuất hiện một tầng lớp lao động mới
 
Để có nhân lực đáp ứng nhu cầu khai thác mủ của các đồn điền cao su mọc lên như nấm ở miền Đông Nam kỳ, mà thời đó dân bản địa rất ít, lại sống thưa thớt, chỉ có thể sử dụng nguồn nhân lực từ Bắc kỳ và Trung phần; viên thanh tra lao động Desrousseaux đề xuất với Toàn quyền Đông Dương: “Một tâm lý bất di bất dịch là dân nhà quê An Nam chỉ khi nào bị đói rã người, họ mới chịu rời quê hương đi xa kiếm ăn. Vì muốn tránh tình trạng khan hiếm nhân công ở các hầm mỏ và các đồn điền cao su thì phải bần cùng hóa nông thôn, hạ giá các loại sản phẩm nông nghiệp”.
 
Thực hiện sách lược này, các nhà tư bản Pháp đã tiến hành công việc tuyển mộ phu với quy mô lớn tại Bắc và Trung kỳ.
 
Năm 1914, Công ty S.I.H.P. được quy định mộ dân phu ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng. Với lời chiêu dụ: Nam thanh niên từ 18-25 tuổi muốn làm việc nhẹ lương cao, được cấp gạo nước, nhà ở tiện nghi đầy đủ thì ghi tên đi phu trong Nam với bảng công tra (contrat) 3 năm. Hết hạn được trở về quê. Đến năm 1930, do nhu cầu khai thác cao su quá lớn, các đồn điền chiêu mộ cả đàn bà và trẻ em.
 
* Cao su đi dễ, khó về
 
Trái hẳn với những lời chiêu dụ của bọn mộ phu, đặt chân vào đồn điền dân công tra mới biết là mình bị rơi vào một nơi thực sự là... địa ngục trần gian.
 
Giới tư bản kinh doanh “vàng trắng” được hưởng một chế độ tự trị đặc biệt, không chịu sự quản lý của nhà cầm quyền Pháp ở thuộc địa, mọi quyền sinh sát đều ở trong tay chủ đồn điền. Bọn này lập ra một hệ thống cai trị rất khắc nghiệt để bóc lột triệt để sức lao động, thực hiện chế độ làm việc không giờ giấc, thường từ 13-14 tiếng/ngày; bố trí cho ở trong những lán trại tuềnh toàng trên nền đất ẩm thấp, ăn toàn cơm gạo, cá khô mục nát.
 
Sau khi Mặt trận Bình dân ra đời, trước làn sóng đấu tranh của nhân dân cả nước, trong đó có sự phản kháng, chống đối dẫn đến đổ máu, tàn sát đồng bào dân tộc Châu Ro, S’tiêng bị chiếm đất, dân phu công tra bị đánh đập, giết hại tùy tiện. Đặc biệt là có sự nhập cuộc của các nhà cách mạng, bọn chủ Tây phải từng bước thực hiện việc cải thiện các chế độ dân sinh: 5 giờ sáng điểm danh ra lô, 6 giờ chiều cho về. Ngoài gạo cho bán thêm nước mắm, cá khô, thỉnh thoảng có thịt với giá rất mắc và trừ vào tiền lương. Nhiều công nhân đến cuối tháng lãnh lương, chỉ nhận tờ phiếu không. Đối với dân phu, ngày lãnh lương thật đáng sợ. Vây quanh bàn phát tiền là đám chủ quán, chủ tiệm (đều là vợ hoặc người nhà của xếp, cai, xu) chực sẵn túm lấy tiền trên tay công nhân với những lời chửi rủa. Không ít dân phu vừa lãnh tiền xong lại trắng tay, đứng khóc. Đêm trước đó, bọn xu, cai còn lên đèn mở sòng bài rủ rê anh em phu vào cuộc đỏ đen ghi nợ. Do bị bóc lột đến từng đồng xu nên khi mãn hạn công tra, hầu hết công nhân đều không có tiền về quê, đành phải bấm bụng ký tiếp 3 năm nữa, cứ thế kéo dài cuộc sống khổ sai trong chốn trần gian như địa ngục.
 
Chỉ riêng Công ty S.I.P.H. đã chiêu mộ đến 210 ngàn dân công tra.
 
* Từ người phu cạo mủ
 
Bằng nhiều hình thức vận động, tập hợp quần chúng từ thấp đến cao như: tổ chức các hội đồng hương, tương tế, hiếu sự, đá banh…, sang kiến nghị, thỉnh nguyện thư… những chiến sĩ Cộng sản trong lớp áo công nhân, phu cạo mủ, thư ký sở đồn điền, trong năm 1940 đã huy động hàng ngàn công nhân cao su các đồn điền Ông Quế, Courtenay, Bình Lộc, Cẩm Tiêm, An Lộc đứng lên đấu tranh đòi chủ tư bản Pháp phải hủy bỏ việc đánh đập, cúp phạt và không được trì hoãn việc trả phu công tra về xứ theo đúng thời hạn.
 
Bị đàn áp đẫm máu nhưng công nhân cao su vẫn kiên trì đấu tranh. Nhiều cuộc biểu tình lan rộng khắp các đồn điền, từ Ông Quế đến Dầu Giây, rồi Suối Tre... Nhiều dân công tra được cách mạng giác ngộ tham gia hoạt động, gia nhập lực lượng vũ trang kháng chiến chống Pháp và tiếp tục đánh Mỹ cho đến ngày hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong số hàng ngàn dân công tra trở thành chiến sĩ cách mạng, có những người không bao giờ bị lịch sử lãng quên. Đó là đảng viên Lê Hữu Quang, một hạt nhân cách mạng trong đồn điền cao su An Lộc bị thực dân Pháp phát hiện đưa ra xử bắn đã dõng dạc hô to: “Việt Nam độc lập muôn năm”; thanh niên Nguyễn Văn Phú xuất thân trường dòng ra làm dân công tra đứng ra lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền An Lộc bị đem ra xử bắn đã từ chối lời chiêu dụ của tên Đờ-vi-ê chủ đồn điền và cha xứ Điều nhà thờ Dầu Giây với câu trả lời khẳng khái: “Tôi thà chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chứ không bao giờ đầu hàng quân Giu-đa”; Trung đoàn phó Trung đoàn 310 Đinh Quang Ân được mệnh danh là “Hùm xám Xuân Lộc”, cán bộ Công đoàn cao su Năm Bình Minh (Nguyễn Thị Điều) kiên cường đấu tranh bị tù đày; Tổng cục trưởng Tổng cục Cao su Việt Nam Phạm Văn Hy, người đưa cây cao su vượt phạm vi miền Đông đất đỏ lên vùng Tây nguyên và ra tận miền Trung, đặc biệt mở ra cơ chế phát triển cao su tiểu điền.
 
Ngành cao su Đồng Nai bước vào trang sử mới. Bảy Nghi cùng Ba Tòng tiếp quản 12 đồn điền cao su, 4 nhà máy chế biến và trên 10 ngàn công nhân trong tình trạng sản xuất bị đình trệ, nhiều máy móc trang thiết bị bị bọn chủ tẩu tán trước đó; còn công nhân và gia đình đang thiếu đói do nhiều tháng ngưng hoạt động. Nhưng bằng tinh thần làm chủ cùng một ý chí tuyệt vời, lực lượng công nhân cao su Đồng Nai đã chịu đựng gian khổ, lao động quên mình vượt qua thử thách, khôi phục lại sản xuất.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức