• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.239,26 -12,45/-0,99%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.239,26   -12,45/-0,99%  |   HNX-INDEX   230,84   -1,58/-0,68%  |   UPCOM-INDEX   92,57   -0,38/-0,41%  |   VN30   1.281,37   -12,93/-1,00%  |   HNX30   498,07   -6,06/-1,20%
17 Tháng Chín 2024 3:19:44 SA - Mở cửa
10 năm ròng chờ đợi nước sạch ở Hà Nội
Nguồn tin: Báo Lao động | 31/10/2023 7:50:00 SA
Từng đầu tư hàng trăm triệu đồng để khoan giếng, thuê thợ thiết kế công trình lọc nước thế nhưng hơn một thập kỷ qua, nhiều người dân ở cụm dân cư An Vọng (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn phải sống trong cảnh thiếu nước, mòn mỏi chờ đợi đại công trình nước sạch trên địa bàn nhanh chóng được hồi sinh, tái đầu tư trở lại.
 
 
Thiếu nước sạch trầm trọng
 
Dẫn PV Lao Động đi tham quan ngôi làng đạt chuẩn nông thôn mới, ông Trần Văn Hữu (sinh sống ở cụm dân cư An Vọng, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ) cho rằng, điều kiện cơ sở vật chất trong thôn cơ bản đã hoàn thiện như đường sá, công trình công cộng, nhà văn hóa... nhưng hơn một thập kỷ qua, nhiều người dân tại đây đang phải vật lộn với vấn đề thiếu nước sạch.
 
Trong khi công trình cấp nước dân sinh trên địa bàn thi công đã lâu nhưng đến nay vẫn còn ngổn ngang, chưa thành hình rõ nét.
 
Cụm dân cư An Vọng nằm dọc theo hạ lưu sông Đáy. Để dò tìm bằng được mạch nước ngầm, gia đình ông Hữu những năm qua đã phải dốc toàn bộ vốn liếng, đầu tư hơn 100 triệu đồng thuê thợ về khoan giếng 7 lần nhưng kết quả chỉ nhận được một lượng nước đủ dùng trong ngày. Khổ sở hơn, một số hộ dân trong thôn còn phải đi xe từ 2 - 3km đến nhà người quen, họ hàng đi tắm nhờ vì thiếu nước sinh hoạt.
 
Ông Nguyễn Văn Hùng (Quản lý cụm dân cư An Vọng, thôn An Hiền, xã Hoàng Diệu) chia sẻ, đa số các hộ dân tại đây nếu không đủ nước dùng thì họ buộc phải kéo đường ống nhựa xin từ nhà này sang nhà khác hoặc tận dụng nguồn nước giếng khơi, nước mưa, giếng công cộng.
 
Chờ đợi mạng lưới cấp nước sạch hồi sinh
 
Không chỉ các vùng nông thôn, nhiều người dân sinh sống ở khu đô thị Thanh Hà (quận Hà Đông), phố Phùng Khoang (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm)... những ngày qua cũng rơi vào cảnh thiếu nước trầm trọng.
 
Theo kết luận giám sát tình hình cung cấp nước sạch do HĐND TP Hà Nội công bố cuối tháng 9.2023, mạng cấp nước các quận nội thành đã đồng bộ, đáp ứng 100% nhu cầu của người dân với chỉ tiêu 100 - 150 lít/người/ngày. Nhưng với huyện ngoại thành, nhiều dự án phát triển mạng cấp nước vẫn đang chậm tiến độ, nhà đầu tư không thực hiện, hệ quả là 139 xã đến nay vẫn chưa có nguồn nước sạch tập trung.
 
Ông Lê Văn Du - Phó Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng Hà Nội) thông tin, để mở rộng mạng cấp nước cho các xã còn lại, hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 đưa nước sạch tới 100% địa bàn nông thôn, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND TP Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thu hồi 2 dự án và điều chỉnh 1 dự án.
 
Ông Lê Văn Du liệt kê những địa bàn còn thiếu nước sạch như 21 xã còn lại của huyện Ứng Hòa, 26 xã của huyện Mỹ Đức do Công ty cổ phần Nước sạch Hà Nam đầu tư mở rộng mạng cấp nước, kết nối nguồn cấp bổ sung từ tỉnh Hà Nam. 21 xã còn lại của huyện Thường Tín do Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội đầu tư mạng cấp nước, đấu nối bổ sung thay thế nguồn nước ngầm cho các trạm cấp hiện có.
10 xã còn lại của huyện Thanh Oai do Công ty Cổ phần Viwaco triển khai, phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Đông khớp nối đồng bộ với hệ thống mạng cấp nước hiện có trong khu vực.
 
Ngoài ra, còn 11 xã của huyện Chương Mỹ, 2 xã của huyện Quốc Oai do tiếp giáp, đan xen với hệ thống cấp nước của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Xuân Mai quản lý, đầu tư nên đơn vị đã đề xuất điều chỉnh dự án mở rộng vùng cấp nước cho các xã trên.
 
Với các khu vực đã giao cho nhà đầu tư (4 xã tại huyện Ba Vì, 8 xã huyện Đan Phượng, 4 xã huyện Chương Mỹ), Sở Xây dựng Hà Nội cũng sẽ tiếp tục đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, nhằm tăng tỉ lệ bao phủ hệ thống mạng cấp nước khu vực nông thôn.
 
Trong giai đoạn 2023 - 2025, TP Hà Nội xác định hoàn thành 2 dự án phát triển nguồn nước sạch gồm: Dự án Nhà máy Nước mặt sông Hồng (công suất 300.000m3/ngày, đêm), dự án Nhà máy Nước mặt sông Đà giai đoạn 2, nâng công suất từ 300.000m3/ngày, đêm lên 600.000m3/ngày, đêm. Đồng thời, triển khai hệ thống cấp nước Xuân Mai, dự án nâng công suất Nhà máy Nước Bắc Thăng Long - Vân Trì, nghiên cứu dự án đầu tư nâng công suất Nhà máy Nước mặt sông Đuống...