• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
10 Tháng Mười Một 2024 2:15:15 CH - Mở cửa
IMP: Imexpharm đặt mục tiêu tăng trưởng bằng chất lượng sản phẩm
Nguồn tin: Báo Công thương | 29/11/2023 7:00:00 SA
Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm đặt mục tiêu đầu tư có chiều sâu cho chất lượng sản phẩm, đồng thời đảm bảo giá thành hợp lý đến tay người dùng.
 
Với 11 dây chuyền chuẩn EU-GMP và cụm nhà máy EU-GMP, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm đặt mục tiêu đầu tư có chiều sâu cho chất lượng sản phẩm, đồng thời đảm bảo giá thành hợp lý đến tay người dùng.
 
 
Toàn cảnh nhà máy công nghệ cao IMP4 Bình Dương đạt chuẩn EU-GMP. Ảnh: Imexpharm
 
Cơ hội từ thị trường
 
“Thị trường dược phẩm Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ, sau đại dịch Covid-19, ngành dược phẩm vẫn giữ đà tăng trưởng dù một số ngành có dấu hiệu chững lại”, Thầy thuốc Nhân dân, Dược sĩ Trần Thị Đào, Tổng Giám đốc Imexpharm nhận định.
 
Theo một báo cáo của Cục Quản lý Dược, tổng giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam ước tính tăng từ khoảng 2,7 tỉ USD trong năm 2015 lên 7 tỉ USD vào năm 2022, dự báo đạt hơn 10 tỉ USD vào năm 2026.
 
Báo cáo của Công ty tư vấn và kiểm toán KPMG đánh giá, Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm dược phẩm và y tế của khu vực với khả năng xuất khẩu dược phẩm sang các nước trong khu vực ASEAN. Các nhà sản xuất trong nước không chỉ sản xuất thuốc generic mà trong những năm gần đây nhiều nhà sản xuất đã đầu tư mạnh mẽ cho R&D để có sản phẩm chất lượng tốt với giá thành hợp lý.
 
Bắt nhịp cùng sự tăng trưởng chung, Imexpharm hiện đang giữ vị trí dẫn đầu trong thị trường thuốc kháng sinh tại Việt Nam và có nhiều lợi thế để duy trì sức cạnh tranh tại thị trường trong và ngoài nước. Các nhóm thuốc kháng sinh phổ biến như Cephalosporin hay Penicillin, chiếm hơn 70% giá trị tại thị trường Việt Nam cũng là các sản phẩm chủ lực của Imexpharm.
 
 
Một phần dây chuyền sản xuất thuốc tại nhà máy EU-GMP của Imexpharm
 
Lợi thế từ chuẩn EU-GMP
 
Imexpharm hiện đang sở hữu 4 cụm nhà máy, trong đó có 3 cụm nhà máy EU-GMP với 11 dây chuyền EU-GMP tiên tiến và hiện đại. Đây được đánh giá là lợi thế của Imexpharm khi chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp trong nước đạt được.
 
Thuốc sản xuất trên dây chuyền chuẩn EU-GMP được dự thầu gói thuốc generic nhóm 1 (đối với thuốc có visa xuất khẩu nước SRA) và nhóm 2 với mức giá bán cao hơn. Mặt khác, nền tảng này giúp Imexpharm có năng lực sản xuất tốt và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để mở ra cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng thuốc toàn cầu. Imexpharm hiện có 12 số đăng ký cho 7 sản phẩm được phép phân phối và lưu hành tại châu Âu theo tiêu chuẩn EU-GMP.
 
Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023 của Imexpharm cũng cho thấy sự chuyển hướng rõ rệt về cơ cấu phân phối. Theo đó, trong năm 2022, cơ cấu phân phối thuốc qua kênh OTC (nhà thuốc) và ETC (bệnh viện) là 68 - 32%. Đến cuối tháng 9/2023, Imexpharm nâng tỉ trọng thuốc phân phối qua kênh ETC lên mức 42%.
 
Mới đây, Imexpharm được vinh danh là Hội đồng quản trị của năm: Top5 Hội đồng quản trị có hiệu quả xuất sắc năm 2023 do Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) bình chọn. Đây là giải thưởng dành cho những doanh nghiệp có cấu trúc quản trị tốt và đa dạng, áp dụng và thực hành ESG (Môi trường-Xã hội-Quản trị) có chiến lược phát triển bền vững với thế hệ kế cận một cách rõ ràng, nâng cao tính minh bạch và chính trực cũng như khả năng đóng góp của các thành viên HĐQT. Đây cũng là lợi thế để Imexpharm bước vào giai đoạn mới gia tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu.
 
 
Quy trình sản xuất thuốc luôn được giám sát và kiểm tra chặt chẽ
 
“Để gia tăng sức cạnh tranh tại thị trường trong và ngoài nước, Imexpharm luôn đặt mục tiêu đầu tư có chiều sâu cho chất lượng sản phẩm trong khi đảm bảo giá thành hợp lý đến tay bệnh nhân. Để làm được điều đó, công ty luôn duy trì hệ thống sản xuất đạt chuẩn quốc tế, tập trung nguồn lực, đầu tư bài bản các nhà máy sản xuất đạt chuẩn EU-GMP và tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến khác”, Tổng Giám đốc Imexpharm Trần Thị Đào cho biết.
 
Với sự đầu tư từ tập đoàn SK (Hàn Quốc), Imexpharm đủ năng lực mở rộng việc hợp tác với các đối tác quốc tế để chuyển giao công nghệ, đa dạng hóa danh mục sản phẩm và tiếp tục giới thiệu những sản phẩm thuốc Việt mới có chất lượng và hiệu quả điều trị cao ra các nước khác với giá thành hợp lý.
 
“Chúng tôi liên tục đầu tư và thực hiện các sáng kiến nhằm tăng năng suất của các dây chuyền, nhà máy hiện hữu. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang nghiên cứu đánh giá khả thi một số dự án đầu tư nhà máy, dây chuyền mới nhằm ngày càng đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước”, Tổng Giám đốc Imexpharm chia sẻ thêm.