• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 7:20:51 CH - Mở cửa
Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống thời thắt chặt chi tiêu
Nguồn tin: Tạp chí Nhà quản trị | 30/11/2023 6:00:00 SA
Khi cơn "sóng ngầm" ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) chưa có dấu hiệu kết thúc, khách hàng vẫn tiếp tục thắt chặt chi tiêu và đi tìm giá trị trong sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
 
 
Sóng ngầm F&B
 
Tăng trưởng GDP quý III/2023 đạt 5,3%, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, đặt áp lực lớn lên quý còn lại của năm. 
 
Từ góc độ của người làm kinh doanh, ông Nguyễn Hoành Tiến, Phó chủ tịch MoMo cho rằng, đầu tư công đang là động lực cho tăng trưởng trong khi các yếu tố liên quan đến tiêu dùng, xuất siêu đang yếu trong nền kinh tế, người dân có ít tiền tiêu hơn.
 
Vị này nhận định, tăng trưởng GDP chậm lại cũng chứng tỏ số việc làm giảm đi, thậm chí ở mức độ đáng ngại. Số lượng doanh nghiệp mở cửa trở lại trong 10 tháng tăng chưa tới 3% so với cùng kỳ trong khi số lượng doanh nghiệp đóng cửa thì tăng hơn 20%. 
 
Khoản tiền của khách hàng có thể tiêu trên tổng thị trường giảm xuống. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng 10 tháng đầu năm tăng 7% nhưng một phần đến từ việc giá cả tăng cao.
 
Ngoài lĩnh vực nhu yếu phẩm thì dấu hiệu cho thấy tất cả ngành bán lẻ có mức tăng trưởng thấp hơn năm ngoái. Số lượng khách hàng đến 1 cửa hàng bán lẻ có xu hướng đi xuống và khả năng chi trả cũng thấp hơn.
 
“Việc gì xảy ra tiếp theo nếu dấu hiệu của nền kinh tế chưa có sự phục hồi đáng kể, số lượng khách hàng và khả năng chi trả càng ngày càng yếu hơn trong giai đoạn sắp tới. Ngành F&B sẽ khó khăn hơn”, ông Tiến nhận định trong sự kiện "Sóng ngầm ngành F&B" do iPOS.vn tổ chức.
 
Dẫn khảo sát từ tháng 3 – 5/2023 của Decision Lab, ông Tiến chỉ ra, khách hàng đang chuyển mức tiêu dùng từ nhà hàng, cà phê sang những thứ mang tính thiết yếu hơn. 
 
Nếu lý do cho việc ăn ngoài nhiều hơn nằm ở mục đích đảm bảo chất lượng và tiện lợi thì lý do khiến khách hàng ăn ngoài ít hơn là để tiết kiệm. Nếu không có các chương trình ưu đãi thì họ sẽ hạn chế hơn.
 
Liên quan đến công nghệ, lãnh đạo MoMo chỉ ra ba làn sóng lớn. Một là livestream bán hàng, tuy nhiên không dùng được quá nhiều cho ngành F&B ở thời điểm hiện tại. Hai là thương mại không biên giới. Ba là thanh toán không tiền mặt. 
 
Số liệu khảo sát của iPOS cho thấy, 25% khách hàng của các chuỗi đã không còn thanh toán bằng tiền mặt, con số này được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm tới.
 
Trong bối cảnh bức tranh kinh tế vĩ mô ghi nhận nhiều dấu hiệu không mấy lạc quan, các nhà kinh doanh F&B cần tự tìm lấy cơ hội, tìm cách điều chỉnh và chủ động thích ứng thay vì trông chờ vào nền kinh tế tốt lên.
 
“Điểm tích cực đối với ngành F&B là người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng đồ ăn, thức uống và sự tiện lợi”, ông Tiến nhấn mạnh.
 
Doanh nghiệp cần quay về các giá trị cơ bản
 
Ông Ngô Nguyên Kha, Tổng giám đốc The Coffee House nhận định, khi khách hàng vẫn đang thắt chặt chi tiêu, họ chỉ quyết định mua khi thấy được giá trị sản phẩm thông qua việc so sánh số tiền bỏ ra với chất lượng sản phẩm. 
 
Khách hàng cũng tìm kiếm sự tiện lợi khi thực hiện mua hàng. Đặc biệt, họ là khách hàng thường xuyên của nhiều nền tảng giao hàng và tận dụng rất tốt các ưu đãi ở trên những nền tảng này.
 
“Sóng chưa biết bao giờ mới thôi nên khách hàng vẫn tiếp tục đi tìm giá trị”, ông Kha nói.
 
Cùng quan điểm, Phó chủ tịch Momo cho rằng, đây là thời điểm ngành F&B phải quay lại giá trị cơ bản, tận dụng xu hướng và làm khuyến mãi thông minh. Cắt máu làm khuyến mãi sẽ khiến doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài. Các giá trị cơ bản này bao gồm: chất lượng đồ ăn và tiện lợi.
 
Đặc biệt, cần tập trung vào khách hàng cũ nhiều hơn vì đó là đối tượng mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp nếu phục vụ tốt. 
 
Với khách hàng mới thì nên nhắm vào khách quanh khu vực vì có thể đáp ứng yếu tố tiện lợi, từ đó dễ dàng chuyển đổi sang khách hàng trung thành.
 
Với The Coffee House, ông Kha nhấn mạnh 4 từ khoá: ngon – nhiều (lựa chọn) – tiện – lợi.
 
Trong đó, để tạo sự đa dạng, The Coffee House chú trọng vào công năng sản phẩm như nhu cầu uống để thư giãn, để tỉnh táo, để thưởng thức, cũng như thời gian thưởng thức của khách. Mỗi sản phẩm sẽ có một vị trí, vai trò nhất định.
 
Thương hiệu này cũng triển khai nhiều ý tưởng thông qua lắng nghe khách hàng để đáp ứng nhu cầu tiện và lợi hơn cho họ. 
 
Chẳng hạn, bộ phận Delivery Operation - chuyên chăm sóc đơn hàng mà khách đặt qua đối tác- làm việc như một tổng đài điều phối, xác định vấn đề… để giải đáp kịp thời cho khách hàng.
 
Giải pháp thùng đóng 10 ly được hãng triển khai để giúp giao số lượng lớn đến cho khách hàng trong tình trạng không bị sóng sánh, thậm chí là có giải pháp đóng gói để đá chậm tan. 
 
Để tránh tình trạng tài xế huỷ đơn khi gặp phải đơn hàng cồng kềnh, bộ phận Delivery Opperation của The Coffee House tách đơn gọi hai tài xế.