• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 5:53:42 CH - Mở cửa
Dịch chuyển chuỗi cung ứng tạo cơ hội cho doanh nghiệp logistics
Nguồn tin: Báo Hải quan | 30/11/2023 5:50:00 CH
Những thách thức và rủi ro trước sự dịch chuyển mạnh mẽ của chuỗi cung ứng toàn cầu đã được các diễn giả chia sẻ với doanh nghiệp logistics tại Diễn đàn Logistics TPHCM năm 2023 tổ chức ngày 29/11.
 
 
Cạnh tranh mạnh mẽ trong chuỗi cung ứng
 
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu vừa tạo ra triển vọng, vừa đặt ra nhiều thách thức buộc doanh nghiệp logistics phải chuyển mình để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của dịch vụ.
 
Chia sẻ về các vấn đề quan trọng liên quan đến dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và vai trò của Việt Nam, bà Vũ Thị Hương Giang đại diện AmCham Việt Nam, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ, Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đàu tư nước ngoài. “Tuy nhiên, điểm đến của các nhà đầu tư Việt Nam không phải là điểm đến duy nhất, họ đặt Việt Nam bên cạnh nhiều nước trong khu vực để lựa chọn, chính vì thế, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần đổi mới dịch vụ phù hợp đểm tham gia chuỗi cung ứng này”- đại diện AmCham nhấn mạnh.
 
Để đổi mới chuỗi cung ứng, bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch PwC (Việt Nam) cho rằng, trong môi trường kinh doanh đầy biến động, đổi mới chuỗi cung ứng ngày càng quan trọng. Doanh nghiệp cần chuyển mình để có thể thích ứng với xu hướng phát triển bao gồm việc áp dụng chuyển đổi số để tối ưu hoá quy trình, cũng như đổi mới chuỗi cung ứng với mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.
 
Đánh giá về dịch vụ logistics TPHCM, ông Nguyễn Công Luân đại diện Sở Công Thương TPHCM đánh giá, hoạt động logistics Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng vẫn còn nhiều tồn tại, thách thức. Cụ thể, vận tải đường bộ vẫn là phương thức hoạt động vận tải chính trong điều kiện hạ tầng đường bộ đang bị quá tải, xuống cấp và các phương thức vận tải khác chưa phát triển, với hơn 50% số đường bộ ở tình trạng kém chất lượng và không đảm bảo an toàn cho vận chuyển hàng hóa.
 
TPHCM chưa có trung tâm logistics quy mô lớn, ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại. Hiện nay, trong 7 trung tâm logistics do TPHCM mời gọi đầu tư, mới chỉ có 1 dự án Trung tâm logistics khu Công nghệ cao được đầu tư, với tổng số vốn đầu tư dự kiến 848 tỷ đồng.
 
Quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics còn hạn chế về năng lực hoạt động. Hiện nay, cả nước có khoảng 30.000 doanh nghiệp có đăng ký ngành dịch vụ logistics. Tuy nhiên, hơn 90% chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, hoạt động phân tán, manh mún, phần lớn chỉ cung cấp những dịch vụ cơ bản, mức độ đầu tư công nghệ thông tin hiện đại còn thấp
 
Đón đầu chuỗi cung ứng
 
Theo Giám đốc Sở Công Thương TPHCM Bùi Tá Hoàng Vũ, để đạt được mục tiêu đón đầu chuỗi cung ứng, cần đảm bảo rằng TPHCM không chỉ là một điểm dừng chân tốt cho hàng hóa đi vào và ra khỏi khu vực, mà còn là một trung tâm quản lý thông tin và dữ liệu.
 
Theo đó, TPHCM tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng logistics, nâng công suất bốc dỡ và kho chứa cảng biển, đón đầu các chuỗi cung ứng; hình thành trung tâm cung ứng dịch vụ logistics tại TPHCM tầm cỡ khu vực. Ở cấp độ Vùng Đông Nam Bộ, tập trung phát triển mạnh, đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, quốc tế gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các trục hành lang kinh tế trọng điểm và tuyến thương mại liên vùng tại TPHCM, Bình Dương, Long Thành, Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu), Tây Ninh.
 
Bên cạnh đó, TPHCM sẽ đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics triển khai các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động logistics TPHCM. Trong đó, tập trung giải pháp, như: thiết lập bản đồ số logistics, kho dữ liệu tập trung, tạo ra các nền tảng số kết nối dịch vụ vận tải đa phương thức để phục vụ cho cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.
 
Các chuyên gia cho rằng, so với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện đang nắm giữ nhiều cơ sở hạ tầng, tài sản phục vụ hoạt động logistics đồng thời có lợi thế am hiểu tập quán kinh doanh và khách hàng nội địa, nhưng hoạt động còn đơn lẻ, năng lực tài chính, quản trị còn hạn chế, chỉ phục vụ ở từng phân khúc nhất định, thiếu sự kết nối xuyên suốt để cung cấp dịch vụ logistics tích hợp.
 
Chính vì thế, để phát triển logistics ở TPHCM cần tăng cường hợp tác liên ngành; kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và các tổ chức đào tạo để tạo ra một hệ sinh thái logistics mạnh mẽ, đón đầu sự dịch chuyển logistics trong khu vực.