• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,53 -3,56/-0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,53   -3,56/-0,29%  |   HNX-INDEX   220,67   -1,01/-0,46%  |   UPCOM-INDEX   93,08   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.309,72   -5,09/-0,39%  |   HNX30   459,01   -2,79/-0,60%
22 Tháng Giêng 2025 6:11:02 CH - Mở cửa
Vì sao đầu tư khởi nghiệp ở châu Âu giảm sút?
Nguồn tin: Vietnam+ | 06/12/2023 9:08:19 SA

 Tình trạng các quỹ nước ngoài rút vốn đầu tư giảm đã làm ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực khởi nghiệp của châu Âu. Số tiền huy động được trong năm 2023 chỉ đạt 45 tỷ USD, bằng một nửa so với năm 2022.

Biểu tượng SoftBank tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/ TTXV

Đối với các công ty khởi nghiệp châu Âu, sự bùng nổ giai đoạn hậu COVID-19 chắc chắn đã lùi lại phía sau. Theo Quỹ đầu tư mạo hiểm Atomico, tổng số vốn mà các công ty khởi nghiệp châu Âuhuy động được chỉ đạt 45 tỷ USD trong năm 2023, giảm 45% so với 82 tỷ USD trong năm 2022 và ít hơn 50% so với 100 tỷ USD trong năm 2021.

Nhiều nhà kinh tế nhận định rằng sự sụp đổ này là kết quả của việc các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đa chấm dứt chính sách tiền tệ nới lỏng, áp dụng trong nhiều năm trước, thay vào đó là các chính sách diều hâu – thắt chặt quá mức.

Do không còn “tiền bạc miễn phí”, các quỹ đầu tư đã buộc phải cắt giảm dòng tiền chảy vào các công ty khởi nghiệp trên khắp thế giới và tất nhiên châu Âu không phải là ngoại lệ. Đặc biệt, lục địa già đang phải chứng kiến cảnh số quỹ quốc tế lớn đầu tư vào các công ty niêm yết, cũng như các công ty khởi nghiệp, ngày càng thu hẹp.

American Tiger Capital và Coatue Management, hay các quỹ Nhật Bản như Softbank Vision, có khả năng đầu tư đến 100 triệu USD cho các công ty khởi nghiệp, đã không ngần ngại quyết định rút lui khỏi châu Âu. Năm 2021, “các tay chơi lớn” đã đầu tư 82 dự án công nghệ trên khắp lục địa già. Nhưng kể từ đầu năm 2023 đến nay, con số này đã giảm xuống chỉ còn 4 dự án.

Như một hậu quả báo động xu hướng suy thoái tại châu Âu trong lĩnh vực khởi nghiệp, số công ty “kỳ lân” mới, tức là những công ty khởi nghiệp trị giá hơn một tỷ USD, chỉ đạt con số 7 kể từ đầu năm. Để so sánh, đỉnh cao trong cả năm 2022 là 48 công ty và năm 2021 là 107 công ty, con số này là vô cùng ít ỏi. Thậm chí cho đến nay, đã có không dưới 50 công ty khởi nghiệp đánh mất danh hiệu kỳ lân.

Tuy nhiên, hệ sinh thái châu Âu không đứng yên. Lần đầu tiên, theo Quỹ Atomico, số công ty khởi nghiệp được thành lập ở châu Âu, đạt 14.000 công ty, vượt quá số lượng công ty khởi nghiệp được thành lập ở Mỹ, với 13.000 công ty trong năm 2023. Chỉ có điều các công ty bên kia bờ Đại Tây Dương có nhiều cơ hội (40%) được tài trợ hơn sau 5 năm tồn tại.

Tiền luôn là yếu tố then chốt quyết định khả năng tồn tại và phát triển của loại hình kinh doanh khởi nghiệp. Các nhà đầu tư ngày càng trở nên chọn lọc hơn trong khi số tiền đầu tư nhìn chung trở nên “khiêm tốn hơn”. Trong môi trường suy thoái như vậy, Pháp vẫn là thành trì thứ hai trong hệ sinh thái châu Âu, với 8 tỷ USD được huy động trong năm 2023, so với 12 tỷ USD của Anh và 7,8 tỷ USD của Đức.

Theo phân tích của Atomico, sự suy giảm này là chính là sự trở lại trạng thái bình thường ở mức độ nhất định sau hai năm đại dịch COVID-19 bùng phát và các con số thống kê đã cho thấy sự “khá kiên cường” của lĩnh vực công nghệ tại châu Âu.

Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều khoản đầu tư cho giai đoạn đầu của các công ty khởi nghiệp và cho các lĩnh vực đáng chú ý, như khí hậu, y tế và thậm chí cả trí tuệ nhân tạo (AI). Hơn nữa, hồ sơ phá sản và sa thải nhân viên đã được bù đắp bằng việc tạo việc làm và tuyển dụng mới. Số người làm việc trong lĩnh vực này đã tăng từ 750.000 lên 2,3 triệu người trong 5 năm.

Bên cạnh nhu cầu ngày càng tăng về số hóa nền kinh tế, nhu cầu chuyển đổi năng lượng cũng đang có những tác động tích cực đến nhiều công ty khởi nghiệp. Các doanh nghiệp bắt tay vào lĩnh vực khó này thường có động lực và tham vọng hơn, cũng như có sự chuẩn bị tốt hơn mỗi khi xây dựng các dự án.

Lịch sử công nghệ châu Âu trong hai thập kỷ qua đã chỉ ra rằng mỗi giai đoạn hậu khủng hoảng, dù là vào năm 2000 hay 2008, đều tạo ra “nhóm các công ty đặc biệt”, có khả năng tồn tại và phát triển rất tốt.

Cuối cùng, giá trị tổng thể của hệ sinh thái công nghệ châu Âu, bao gồm các công ty niêm yết và tư nhân, đã lên tới 3.000 tỷ USD trong năm 2023 sau khi để mất 400 tỷ USD trong năm 2022. Đặc biệt, lĩnh vực khởi nghiệp tại châu Âu vẫn có thể hy vọng vào việc vốn hóa thị trường, chẳng hạn như sự xuất hiện của nhà sản xuất máy chế tạo chất bán dẫn ASML của Hà Lan hoặc gã khổng lồ phần mềm SAP của Đức.

Ngoài ra còn có đợt IPO (lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra công chúng) của nhà thiết kế chip Arm Holding của Anh cách đây vài tuần, với vốn hóa đạt 62,5 tỷ USD.

Nguyễn Tuyên