• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,15 +0,06/+0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 1:45:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,15   +0,06/+0,00%  |   HNX-INDEX   221,22   -0,46/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   92,93   +0,09/+0,10%  |   VN30   1.313,45   -1,36/-0,10%  |   HNX30   460,22   -1,58/-0,34%
22 Tháng Giêng 2025 1:48:44 CH - Mở cửa
Vì sao Nhật có nhiều đất hiếm mà không khai thác?
Nguồn tin: Báo Pháp luật | 08/12/2023 6:10:00 SA
Các công ty Nhật rất cần nguyên liệu đất hiếm để chế tạo các sản phẩm công nghệ cao.
 
Một nghiên cứu của Đại học Tokyo (Nhật) cho thấy nước Nhật có đến hàng triệu tấn đất hiếm, đủ sức cung cấp nguyên liệu cho các công ty công nghệ cao của Nhật sử dụng dài hạn.
 
Tuy nhiên, nguồn đất hiếm này không phải nằm trên đất liền như các nước khác mà nằm ở dưới đáy biển Nhật Bản với trữ lượng 6,8 triệu tấn.
 
Với trình độ công nghệ của Nhật hoàn toàn có thể khai thác nhưng tính hiệu quả kinh tế không cao. Do đó, nước Nhật không khai thác mà để làm nguồn dự trữ cho tương lai.
 
Để có nguyên liệu chế tạo sản phẩm công nghệ cao, các chuyên gia Nhật hiện đã triển khai công nghệ tái chế đất hiếm từ các sản phẩm điện tử đã qua sử dụng cũng như tìm kiếm nguyên vật liệu khác thay thế.
 
 
 
Song song đó, các công ty Nhật Bản hiện đang khai thác các mỏ khoáng sản đất hiếm ở Kazakhstan, Ấn Độ và Australia.
 
Theo Hãng nghiên cứu thị trường Statista (Đức), Trung Quốc sản xuất đất hiếm chiếm khoảng 70% tổng sản lượng toàn cầu vào năm 2022. Tuy nhiên, Canada, Greenland và Úc cũng được kỳ vọng sẽ cung cấp những nguồn đất hiếm đáng kể trong tương lai.