• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 5:20:20 CH - Mở cửa
VN-Index còn cơ hội ‘trở mình’ trong tháng 2?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 03/02/2023 8:52:11 SA
Việc VN-Index để mất mốc quan trọng 1.100 điểm cho thấy thị trường đang tiềm ẩn rủi ro sau những nỗ lực hồi phục từ đầu năm 2023. Bối cảnh thị trường hiện tại được đánh giá là không có nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực sau mùa báo cáo tài chính quý IV/2022, dự báo VN-Index khó có thể nối dài mạch tăng điểm trong tháng 2.
 
Phiên 2/2, thị trường dù kết thúc trong sắc xanh, nhưng chủ yếu nhờ một số ít mã cổ phiếu lớn được kéo lên, trong khi mặt bằng chung đều giảm. Trước đó, với những gì đã mất trong phiên đảo chiều giảm sốc đầu tháng 2 đã tạo ra tâm lý không mấy tích cực cho nhà đầu tư.
 
Thị trường vẫn đối diện nhiều rủi ro
 
Cụ thể, trong phiên 1/2, sự “rơi rụng” của hàng loạt cổ phiếu trụ đã kéo VN-Index lao dốc, giảm sâu 35 điểm (-3,17%), mất mốc quan trọng 1.100 điểm. Mức giảm trên 3% cũng đưa VN-Index lọt top các chỉ số giảm mạnh nhất châu Á, đi ngược diễn biến khả quan của nhiều thị trường lớn trong khu vực. Đồng thời, giá trị vốn hóa HoSE tương ứng bị thổi bay 140.500 tỷ đồng (~6 tỷ USD), xuống còn gần 4,3 triệu tỷ đồng chỉ sau một phiên giao dịch.
 
Đây đã là phiên thứ hai kể từ đầu năm 2023, VN-Index có mức biến động trên 3%, báo hiệu một tháng 2 không êm đềm với nhà đầu tư chứng khoán.

 
Bối cảnh thị trường hiện tại được đánh giá là không có nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực sau mùa báo cáo tài chính quý IV/2022.
 
Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh TP.HCM Chứng khoán DSC chỉ ra 3 nguyên nhân chính của phiên giảm sốc đầy bất ngờ của thị trường.
 
Trước hết là do tâm lý thị trường thận trọng trước cuộc họp của Fed vào rạng sáng ngày 2/2. Trong cuộc họp này, Fed sẽ đưa ra quyết định về mức tăng lãi suất tiếp theo và quyết định cũng cho thấy đường đi dài hơi hơn của tổ chức này trong thời gian tới.
 
Bên cạnh đó, do đã hồi phục mạnh từ đáy, 80% cổ phiếu đã vượt MA20 khiến thị trường gặp áp lực chốt lời. Chưa kể, nhiều nhà đầu tư “ôm” cổ phiếu sau Tết cũng có tâm lý bán cổ phiếu “lấy lộc” cũng như bảo toàn lợi nhuận.
 
Ngoài ra, thị trường xuất hiện nhiều tin đồn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư.
 
Theo giới phân tích, phiên giảm điểm mạnh ngày 1/2 với khối lượng giao dịch tăng đột biến cũng cho thấy thị trường vẫn đối diện nhiều rủi ro, và cần thêm thời gian để đi vào tích lũy ổn định sau khi thoát khỏi "downtrend".
 
“Việc thị trường có biến động (tăng/giảm) mạnh trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục từ đáy là diễn biến bình thường, sau một số giai đoạn biến động mạnh sẽ tới giai đoạn VN-Index biến động hẹp dần và đi vào tích lũy”, Chứng khoán SHS nhận định.
 
Còn đủ dư địa cho một nhịp tăng 
 
Dữ liệu trong quá khứ cho thấy, tháng 2 là khoảng thời gian VN-Index thường có biến động mạnh nhất trong năm với mức tăng/giảm có thể lên đến hàng chục %. Và, thống kê trong 22 năm qua, VN-Index có xác suất tăng điểm trong tháng 2 lên đến gần 70%. Thậm chí, chỉ số còn có chuỗi 6 năm liên tiếp tăng điểm trong tháng này từ năm 2014 - 2019. Hai năm gần nhất, VN-Index đều tăng điểm trong tháng này.
 
Dù vậy, dữ liệu quá khứ chỉ mang tính tham khảo và không dễ để VN-Index nối dài mạch tăng điểm trong tháng 2 năm nay. Bởi bối cảnh thị trường mỗi năm mỗi khác và thời điểm hiện tại không có nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực sau mùa báo cáo tài chính quý IV/2022. Hàng loạt nhóm ngành như bất động sản, chứng khoán, thép, phân bón,... tăng trưởng lợi nhuận âm, thậm chí thua lỗ trong khi nhóm ngân hàng lại phân hóa rõ rệt.
 
Và chính tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết âm đã đẩy P/E của VN-Index tăng vọt lên 13,x lần. Mức định giá này không còn quá hấp dẫn khi cao hơn nhiều so với vùng đáy hồi giữa tháng 11/2022 và gần tương đương vùng giá trước dịch Covid. Đây là một trong những yếu tố có thể sẽ hạn chế dòng tiền vào thị trường thời gian tới, đặc biệt là từ khối ngoại.
 
Hơn nữa, xu hướng tăng lãi suất được dự báo còn duy trì ít nhất đến hết nửa đầu năm 2023 sẽ ảnh hưởng đáng kể đến dòng tiền trên các tài sản tài chính rủi ro cao. Mặt bằng lãi suất cao duy trì trong thời gian dài cũng tác động tiêu cực đến lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp, qua đó gián tiếp đẩy định giá cổ phiếu lên cao cũng là một rủi ro đáng lưu ý.
 
Tuy nhiên, ông Bùi Văn Huy vẫn cho rằng, bối cảnh liên thị trường và nội bộ thị trường Việt Nam vẫn còn đủ dư địa cho một nhịp tăng tiếp diễn (dù có thể là nhịp tăng ngắn và rủi ro cao).
 
Cũng theo chuyên gia đến từ DSC, dù bối cảnh vĩ mô năm 2023 không quá tươi sáng, song biến động của thị trường chứng khoán vẫn phụ thuộc vào dòng tiền. Hai yếu tố hỗ trợ dòng tiền thời gian tới là dư nợ margin trong quý IV/2022 đã giảm hơn 40.000 tỷ đồng nên rủi ro margin thấp hơn trước rất nhiều và khối ngoại tiếp đà mua ròng thêm 1 tỷ USD là vùng đệm cứng cho ngưỡng 1.000 điểm.
 
“Nhà đầu tư nên tập trung chiến lược mua thấp bán cao, chốt lời khi thị trường tăng mạnh. Có thể canh mua trong những nhịp giảm mạnh tại những ngưỡng 1.050 điểm, nếu bối cảnh xấu là 1.000 điểm”, ông Huy khuyến nghị.
 
Đồng quan điểm, ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết cũng nhận định nhịp điều chỉnh của chỉ số sẽ là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư cơ cấu danh mục và tích luỹ các cổ phiếu thuộc những nhóm ngành đang thu hút dòng tiền và có triển vọng tăng trưởng.
 
Dù vậy, trong giai đoạn tới, thị trường sẽ phân hoá mạnh khi nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh kể từ đáy, nên nhà đầu tư cần sàng lọc và lựa chọn những cổ phiếu có kỳ vọng tốt.
 
“Nhóm cổ phiếu đầu tư công, cơ sở hạ tầng, vật liệu xây dựng, chứng khoán, ngân hàng có thể sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền trong thời gian tới”, ông Ngọc lưu ý.