• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 3:35:17 SA - Mở cửa
Quảng Trị: Doanh nghiệp chế biến gỗ gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm
Nguồn tin: Báo Quảng Trị | 19/04/2023 7:25:00 SA
Gần 1 năm trở lại đây, do tình hình đơn hàng liên tiếp sụt giảm, các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh rơi vào tình trạng khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, khiến các nhà máy phải hoạt động cầm chừng.
 
 
Để tránh hư hỏng số dăm gỗ tồn kho, Công ty Cổ phần Lâm sản Cam Lộ phải thường xuyên cho công nhân dùng phương tiện cơ giới để đảo xới - Ảnh: L.T
 
Quảng Trị hiện có trên 120 doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ. Trong đó, chủ yếu là chế biến gỗ MDF, ván ghép thanh, mộc mỹ nghệ, viên nén và dăm gỗ tập trung ở TP. Đông Hà, thị xã Quảng Trị và các huyện Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Vĩnh Linh, Cam Lộ. Từ cuối năm 2022 đến những tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh phải cắt giảm nhân công, hạ công suất thu mua, sản xuất do khâu tiêu thụ sản phẩm hiện đang rất khó khăn.
 
Hiện nay, tại Công ty Cổ phần Lâm sản Cam Lộ ở Cụm công nghiệp Tân Trang, huyện Cam Lộ, nhiều công nhân đã phải nghỉ việc, máy móc tạm dừng hoạt động. Tại đây, còn lại số ít công nhân làm việc để duy trì việc bảo dưỡng trang thiết bị của công ty và thay phiên nhau tiến hành xới, đảo số dăm gỗ còn tồn kho để tránh ẩm mốc. Công ty Cổ phần Lâm sản Cam Lộ là doanh nghiệp chuyên thu mua gỗ rừng trồng để cưa xẻ chế biến thành sản phẩm ván ghép thanh xuất khẩu, còn các phụ phẩm gỗ được xay băm thành dăm.
 
Giám đốc Công ty Cổ phần Lâm sản Cam Lộ Nguyễn Quốc Thi cho biết, trước đây những lúc cao điểm, công ty có từ 65 - 70 lao động, mỗi ngày chế biến khoảng 100 tấn gỗ thô tươi, cho ra khoảng 30 m3 gỗ ghép thanh thành phẩm và 65 tấn dăm gỗ.
 
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bình Định với số lượng lớn sản phẩm gỗ cưa xẻ thành phẩm. Riêng đối với sản phẩm gỗ dăm, doanh nghiệp bán lại cho các công ty trên địa bàn tỉnh, TP. Đà Nẵng hoặc Thừa Thiên Huế.
 
Theo ông Thi, từ thời điểm thành lập và đi vào hoạt động vào năm 2013 đến nay, doanh nghiệp chưa lúc nào gặp khó khăn lớn như hiện tại. Kể cả thời gian ảnh hưởng nghiêm trọng của COVID-19 hoặc sự thay đổi giá cả thị trường thì công ty vẫn hoạt động bình thường. “Không hiểu lý do như thế nào, từ tháng 11/2022 đến nay, phía đối tác đã tạm ngưng việc nhập hàng của công ty nói riêng và nhiều nhà máy khác trên địa bàn.
 
Vì thiếu đầu ra, nên buộc công ty chúng tôi phải hoạt động cầm chừng. Trong đó, phải cắt giảm hơn một nửa số lượng công nhân. Hiện nay, tại kho bãi của công ty đang tồn khoảng 2.000 tấn gỗ dăm đã xay với giá ước hơn 3 tỉ đồng.
 
Riêng số lượng gỗ ghép thanh thành phẩm, vì không thể bảo quản và giữ trong thời gian dài được nên công ty chấp nhận “bán tháo” với giá thấp hơn chi phí sản xuất để cứu vãn tình thế”, ông Thi chia sẻ.
 
Trong khi hàng không thể xuất bán, máy móc dừng hoạt động nhưng vì để lượng lớn dăm gỗ còn tồn kho không bị hư hỏng, Công ty Cổ phần Lâm sản Cam Lộ phải giữ lại 7 công nhân chuyên thực hiện công việc đảo dăm.
 
Công việc này thực hiện 1 tháng 1 lần và mỗi lần mất khoảng 5 ngày. Để có kinh phí chi trả lương cho số công nhân nói trên, ông Nguyễn Quốc Thi cho biết phải vay mượn từ người thân, thế chấp ngân hàng để chi trả. Do vậy, hiện tình hình công ty vô cùng khó khăn.
 
Cũng trong tình cảnh tương tự, tại Công ty TNHH MTV Nguyễn Tuấn Hoàng đóng trên địa bàn xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông trước đây trung bình mỗi ngày thu mua, chế biến khoảng hơn 100 tấn gỗ dăm. Nhưng vài tháng trở lại đây, doanh nghiệp buộc phải giảm công suất xuống còn 20 - 30 tấn/ngày.
 
Do vậy số lượng lao động tại công ty trước đây là 20 công nhân thì nay chỉ còn lại 4 công nhân để duy trì sản xuất và trông coi nhà máy. Theo đại diện Công ty TNHH MTV Nguyễn Tuấn Hoàng, nguyên nhân dẫn đến tình cảnh công ty phải giảm công suất là do từ khoảng cuối năm 2022 đến nay sản phẩm gỗ dăm của nhà máy không thể xuất bán.
 
Trước tình hình khó khăn về đầu ra sản phẩm, hiện hầu hết các doanh nghiệp, nhà máy chế biến gỗ trong toàn tỉnh phải tạm ngừng việc thu mua, chế biến. Số ít doanh nghiệp chỉ thu mua với số lượng nhỏ để hoạt động cầm chừng.
 
Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Võ Thái Hiệp, toàn tỉnh hiện ước khoảng 70 - 80 % số lượng doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng thiếu nguồn tiêu thụ cho sản phẩm hoặc có thể bán nhưng với giá rất thấp không đủ chi phí vận hành.
 
Nguyên nhân là do các thị trường nhập khẩu truyền thống sản phẩm từ gỗ của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, các nước khu vực châu Âu không thể bố trí các đơn hàng như trước. Điều này khiến hoạt động của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng thời, kéo theo lượng lớn người lao động trên địa bàn tỉnh mất việc làm và sản phẩm gỗ rừng trồng của người dân khó tiêu thụ.
 
“Đây là tình hình khó khăn chung của toàn cầu, do đó, rất khó để có thể xin hỗ trợ. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin từ các đối tác cho biết, khả năng những tháng tới đây tình hình sẽ được cải thiện và hy vọng tín hiệu tích cực sẽ đến sớm với thị trường chế biến gỗ Quảng Trị”, ông Hiệp thông tin.
 
Trong khi các doanh nghiệp chế biến gỗ loay hoay tìm kiếm thị trường tiêu thụ, thì những biến động giá xăng, dầu hay nguồn vốn vay với lãi suất cao cũng đang tạo áp lực khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đã khó nay càng khó khăn hơn.
 
Điều này kéo theo người dân trồng rừng cũng rơi vào tình cảnh không thể bán gỗ hoặc bán với giá rất thấp. Vì vậy, vấn đề cấp thiết là sớm triển khai các chính sách hỗ trợ nhằm giúp các doanh nghiệp chế biến gỗ vượt qua khó khăn như hiện nay.