• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 8:06:32 CH - Mở cửa
Thêm 5 container điều xuất khẩu có nguy cơ mất trắng
Nguồn tin: Báo Hải quan | 19/04/2023 7:55:00 CH
Doanh nghiệp nhập khẩu bị đưa vào danh sách “đen” nên không thể nhận hàng khiến cho 5 container điều xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria bị đưa đi bán đấu giá để sung công quỹ.
 
 
Thương vụ Việt Nam tại Algeria vừa có văn bản gửi Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cảnh báo doanh nghiệp khi xuất khẩu sang Algeria.
 
Trong văn bản này, Thương vụ Việt Nam tại Algeria cho biết, vào tháng 8/2022, một công ty Việt Nam đã xuất khẩu 5 container điều sang Algeria qua trung gian là một doanh nghiệp đặt tại Nam Phi. Công ty trung gian Nam Phi đã đặt cọc 10% giá trị tiền hàng. Khi hàng đến cảng Mostaganem (Algeria), khách hàng là công ty Eurl ATS Food của Algeria không thể làm thủ tục thông quan do đã bị Bộ Thương mại Algeria đưa vào danh sách các doanh nghiệp gian lận thương mại từ tháng 6/2022.
 
Do đó, chủ hàng là doanh nghiệp Việt Nam và hãng tàu đã làm thủ tục đổi người nhận hàng là công ty Eurl Azur Oran (Algeria) theo đề nghị của trung gian tại Nam Phi song hải quan Algeria không chấp nhận. Theo hải quan cảng Mostaganem, công ty ATS Food mất năng lực pháp lý để thực hiện các thủ tục như nhập khẩu, đổi doanh nghiệp nhận hàng thay thế hay tái xuất hàng. Sau gần 8 tháng nằm ở cảng, hải quan Algeria đã bán đấu giá 5 container hàng này do theo quy định, sau khi hàng nằm tại cảng 4, 5 tháng kể từ khi được dỡ khỏi tàu, hải quan Algeria sẽ tiến hành bán đấu giá. Đến nay công ty xuất khẩu Việt Nam cũng chưa nhận được phần tiền hàng còn lại từ nhà môi giới Nam Phi.
 
Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria, Eurl ATS Food là công ty TNHH quốc tịch Algeria, giấy phép đăng ký kinh doanh số 21B0118597 ngày 29/9/2021. Điện thoại: 00213655463988. Email: eurlatsfood@gmail.com. Giám đốc là ông Belameiri Djamel. Hoạt động của công ty gồm có nhập khẩu lúa mì, đại mạch, tấm lúa mì; nhập khẩu các loại hạt và gạo; nhập khẩu sản phẩm xay xát như bột mì, bột lúa mạch, bột lúa miến, bột gạo và các loại bột khác (tinh bột, gluten, malt).
 
Theo hải quan cảng Mostaganem, Algeria, công ty Eurl ATS Food đã bị Bộ Thương mại Algeria đưa vào danh sách gian lận thương mại từ tháng 6/2022 (danh sách này này không được phía Algeria công bố).
 
Để tránh các rủi ro xuất khẩu, Thương vụ Việt Nam tại Algeria khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam không giao dịch với công ty Eurl ATS Food. Cần tìm hiểu kỹ khách hàng trước khi giao dịch như đề nghị cung cấp bản sao giấy phép kinh doanh, mã số thuế, hộ chiếu trang có ảnh của người đại diện hợp pháp công ty và nhờ các cơ quan chức năng thẩm tra. Không nên quá tin tưởng vào công ty môi giới dù làm việc lâu năm và cần kiểm tra thông tin đối tác nhập khẩu.
 
Về phương thức thanh toán, các doanh nghiệp nên dùng thư tín dụng (L/C) không hủy ngang có xác nhận hoặc nhờ thu qua ngân hàng (DP, CAD at sight), yêu cầu khách đặt cọc từ 20% trở lên. Do ngân hàng Algeria không cho phép chuyển tiền đặt cọc từ trong nước nên có thể đề nghị khách đặt cọc ngoài Algeria.
 
Doanh nghiệp cũng cần thỏa thuận, đề nghị khách thanh toán 100% tiền hàng trước khi tàu cập cảng Algeria để chủ động kiểm soát tiền hàng.
 
Khi hàng đã vào cảng, nếu khách hay ngân hàng Algeria chậm thanh toán 1 tuần, doanh nghiệp cần thông báo ngay cho Thương vụ, Đại sứ quán và các cơ quan hữu quan như Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi (Bộ Công Thương) để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết kịp thời, tránh tình trạng để hàng kéo dài tại cảng dẫn tới phát sinh chi phí kho bãi, tiền phạt và hải quan sở tại bán đấu giá sung công quỹ như trường hợp của 5 container nêu trên.