• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 9:38:34 CH - Mở cửa
Khu đô thị mới Hoàng Gia (Cần Thơ): Vốn chủ đầu tư chỉ bằng 10% giá trị dự án, nợ gấp 8,5 lần vốn
Nguồn tin: Báo Xây dựng | 02/04/2023 9:00:00 CH
Bị tố phân lô, bán nền trái phép Khu đô thị mới Hoàng Gia không phải là vấn đề duy nhất của Công ty Hoàng Gia. Doanh nghiệp này còn gặp khó vì quy mô khiêm tốn, vốn chỉ bằng 10% vốn đầu tư dự án và rơi vào tình cảnh nợ gấp 8,5 lần vốn.
 
 
Phối cảnh dự án Khu đô thị mới Hoàng Gia tại thành phố Cần Thơ.
 
Vốn 27,1 tỷ đồng được giao dự án 262 tỷ
 
Dự án Khu đô thị mới Hoàng Gia (phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, Cần Thơ) của chủ đầu tư Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Hoàng Gia (Công ty Hoàng Gia) đang được chú ý vì bị phân lô bán nền trái phép. Hiện tại, trên thị trường, rất nhiều môi giới rầm rộ chào bán bất động sản tại dự án Khu đô thị mới Hoàng Gia với giá khoảng 17 triệu đồng/m2.
 
Đây không phải lần đầu tiên Hoàng Gia dính lùm xùm vì thiếu giấy phép. Trước khi bị tố “bán chui”, cuối năm 2022, công ty bị kết luận là xây dựng “chui”. Cụ thể, năm 2022, Sở Xây dựng Cần Thơ khẳng định tới thời điểm đó, dự án Khu đô thị mới Hoàng Gia chưa hoàn chỉnh các thủ tục đất đai theo quy định nên chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng và miễn giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng, do đó chưa đủ điều kiện để khởi công xây dựng công trình theo quy định.
 
Khu đô thị mới Hoàng Gia được quy hoạch có 466 căn nhà ở; 26 lô nền bố trí tái định cư; 15 lô đất thương mại, với mức đầu tư hơn 262 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án 6 năm (kể từ năm 2017 – 2022).
 
Năm 2017, Công ty Hoàng Gia được UBND thành phố Cần Thơ giao thực hiện dự án. Ngày 23/12/2019, lãnh đạo UBND thành phố Cần Thơ ký quyết định chấp thuận đầu tư cho Công ty Hoàng Gia.
 
Đáng chú ý, tại thời điểm cuối năm 2017 và 2019, vốn chủ sở hữu của Hoàng Gia rất khiêm tốn, chỉ đạt 26,2 tỷ đồng và 27,1 tỷ đồng, bằng 10% so với vốn đầu tư dự án. Trên thị trường, vốn góp chủ đầu tư thường bằng 20% vốn đầu tư dự án. Dù có vài năm đạt doanh thu trăm tỷ đồng nhưng lợi nhuận của Hoàng Gia rất khiêm tốn.
 
Cụ thể, trong giai đoạn 2017-2021, doanh thu của Hoàng Gia lần lượt 91,1 tỷ đồng (năm 2017), 107 tỷ đồng (năm 2018), 103 tỷ đồng (năm 2019), 96,9 tỷ đồng (năm 2020) và 55,4 tỷ đồng (năm 2021).
 
Lợi nhuận sau thuế rất khiêm tốn, chỉ đạt 486 triệu đồng (năm 2017), 362 triệu đồng (năm 2018), 418 triệu đồng (năm 2019), 603 triệu đồng (năm 2020) và 222 triệu đồng (năm 2021).
 
Có thể thấy, hiệu quả sử dụng vốn tại Hoàng Gia rất thấp. Tỷ suất lợi nhuận/vốn của công ty trong năm 2021 chỉ là 0,8%, thấp hơn tiền gửi tiết kiệm ngân hàng rất nhiều.
 
Nợ cao gấp 8,5 lần vốn
 
Vốn đầu tư dự án Khu đô thị mới Hoàng Gia là 262 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu của công ty chưa đến 30 tỷ đồng nên Công ty Hoàng Gia phải sử dụng đòn bẩy tài chính, từ đó khiến nợ nần chồng chất.
 
Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Hoàng Gia thành lập ngày 13/6/2007 tại 19A, Trần Văn Giàu, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ với người đại diện pháp luật là bà Phạm Hồng Phương. Ngoài Hoàng Gia, bà Phạm Hồng Phương còn đại diện cho Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Sông Hậu, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng địa ốc An Mỹ Hưng.
 
Ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã có quy mô vốn rất khiêm tốn. Tới ngày 6/1/2014 (sau 7 năm hoạt động), vốn công ty mới tăng từ 10 tỷ đồng lên 15 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông bao gồm: Bà Phạm Hồng Phương (sở hữu 90% vốn), bà Nguyễn Thị Ngọc Hà (sở hữu 9% vốn) và ông Nguyễn Phi Long (sở hữu 1% vốn).
 
Sau nhiều lần điều chỉnh, tới ngày 8/9/2022, vốn điều lệ công ty mới đạt 100 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông không được tiết lộ. Bà Phạm Hồng Phương đóng vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Hoàng Gia.
 
Trước khi tăng tổng tài sản công ty nhờ tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, Công ty Hoàng Gia gánh khoản nợ khổng lồ. Tại ngày 31/12/2021, nợ phải trả của Hoàng Gia lên đến 238 tỷ đồng, cao gấp 8,5 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 89,5% tổng nguồn vốn. Như vậy sau 5 năm (2017-2021), nợ phải trả Hoàng Gia đã tăng 161,7 tỷ đồng, tương đương 220% trong khi vốn chủ sở hữu tăng rất nhẹ từ 26,2 tỷ đồng lên 27,9 tỷ đồng.
 
Để nhận được các khoản vay, Công ty Hoàng Gia phải cầm cố nhiều tài sản liên quan đến một số hợp đồng xây dựng với các bên liên quan như Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng 2, thành phố Cần Thơ, Phòng Quản lý đô thị quận Thốt Nốt…