Vừa qua, UBKT Trung ương đã làm việc với các đơn vị liên quan đến nội dung tố cáo về nguy cơ mất vốn tại một số đơn vị thuộc ngành xi măng. Trong thông báo của UBKT Trung ương kết luận vi phạm, khuyết điểm xảy ra có trách nhiệm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Xi măng Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020 và một số tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trước đó, các cơ quan báo chí cũng phản ánh việc Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (
BCC) mua cổ phần Công ty cổ phần Xi măng Miền Trung (CRC – có dự án Nhà máy xi măng Đại Việt) không sát với giá thị trường, nguy cơ gây mất vốn nhà nước.
Đáng nói, vào tháng 7/2022, khi UBKT Trung ương đang vào cuộc kiểm tra làm rõ tố cáo liên quan đến nguy cơ mất vốn Nhà nước, trong đó có nội dung về nguy cơ mất vốn ở CRC thì xuất hiện thông tin trong báo cáo do Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn ký gửi nêu có đối tác quan tâm mua lại Công ty cổ phần Xi măng Miền Trung với mức giá trên 450 tỷ đồng.
Việc này khiến cán bộ, người lao động công tác trong ngành xi măng đặt câu hỏi tại sao thông tin này xuất hiện vào thời điểm đó và mong muốn các cơ quan chức năng làm rõ.
BCC gửi báo cáo kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 lên Bộ Xây dựng để làm gì?
Theo tìm hiểu của phóng viên, trong Thông báo Kết luận số 1279/TB-VICEM của Tổng Giám đốc VICEM tại Hội nghị sơ kết sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022, về Nhà máy Xi măng Đại Việt – Dung Quất, VICEM giao Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (
BCC) báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm của Công ty cổ phần Xi măng Miền Trung (CRC).
Theo đó, tại văn bản số 2051/XMBS-KHCL báo cáo hoạt động sản xuất 6 tháng đầu năm 2022 của Nhà máy Xi măng Đại Việt (CRC) do Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn ký ngày 12/07/2022 thể hiện tình trạng sản xuất kinh doanh không mấy sáng sủa.
Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, báo cáo lại đề cập: “Hiện nay có một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi mong muốn đàm phán để mua lại CRC với mức giá trên 450 tỷ đồng. Công ty mong muốn nhận được sự chỉ đạo của VICEM và Bộ Xây dựng về vấn đề này”.
Đáng nói, báo cáo dẫn căn cứ là văn bản số 1279/TB-VICEM nhưng nơi nhận không hiểu vì lý do gì Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn lại gửi vượt cấp lên Bộ Xây dựng.
Ngay sau báo cáo của Xi măng Bỉm Sơn, vào đầu tháng 8/2022, VICEM đã có văn bản gửi Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn; Người đại diện vốn VICEM tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn đề nghị Xi măng Bỉm Sơn và Người đại diện vốn tại Công ty làm rõ lý do, cơ sở thoái vốn/bán vốn đầu tư tại Công ty cổ phần Xi măng Miền Trung, trong đó cần đánh giá, so sánh về hiệu quả để lựa chọn việc thoái/bán vốn và tiếp tục giữ lại công ty.
Sau nhiều lần VICEM chỉ đạo, vào tháng 9/2022, cũng chính Tổng Giám đốc
BCC báo cáo về thông tin các nhà đầu tư quan tâm đến việc mua lại CRC lại dẫn theo thông tin từ phóng viên 2 tờ báo tại Quảng Ngãi trao đổi về nội dung: “Có đơn vị là Công ty TNHH MTV Thiên Phú (Công ty Thiên Phú) ngỏ ý mong muốn mua lại Nhà máy Xi măng Đại Việt.
Tháng 7/2022, CRC đã có buổi làm việc với Giám đốc Công ty Thiên Phú để xin hoãn thời gian thi hành án về công nợ trước đấy giữa 2 công ty. Qua buổi làm việc, Giám đốc Công ty Thiên Phú đã ngỏ ý mong muốn mua lại nhà máy để sản xuất cung cấp cho dự án Hòa Phát giai đoạn 2”.
Báo cáo cũng nêu do chưa có chủ trương từ Hội đồng quản trị CRC hay từ Công ty mẹ
BCC và nằm ngoài thẩm quyền của Giám đốc CRC nên CRC chỉ ghi nhận ý kiến để báo cáo.
Báo cáo của Tổng Giám đốc
BCC cũng nêu rõ: “Đối với mức giá dự kiến trên 450 tỷ đồng xuất phát từ Giám đốc Công ty Thiên Phú hỏi thăm dò trong buổi làm việc”.
Như vậy, tại thời điểm tháng 7, Tổng Giám đốc
BCC báo cáo về việc có doanh nghiệp quan tâm mua lại CRC khi chưa có bất cứ hồ sơ, tài liệu gì rõ ràng thể hiện Công ty Thiên Phú muốn mua CRC.
Báo cáo này cũng nêu thực tế, từ ngày 11/05/2015 đến nay (thời điểm báo cáo (14/07/2022), người dân sinh sống gần nhà máy đã nhiều lần ngăn cấm, cản trở hoạt động của nhà máy. Nhà máy hoạt động không liên tục nên dẫn đến việc CRC thua lỗ trong nhiều năm.
Thực tế trước thời điểm
BCC mua cổ phần của CRC (tháng 4/2013), tình trạng người dân phản đối hoạt động sản xuất của nhà máy do ô nhiễm, bụi cũng đã diễn ra liên tục.
Theo báo cáo trên, tính đến 31/06/2022, CRC ghi nhận mức lỗ lũy kế 242,1 tỷ VND; âm vốn chủ sở hữu 112,5 tỷ VNĐ. Đến tháng 6/2022, việc CRC được hoạt động ổn định trở lại hay không còn để ngỏ.
Thông tin có doanh nghiệp muốn đàm phán mua lại CRC vào tháng 7/2022 của BCC là không có cơ sở
Sau báo cáo của
BCC, VICEM tiếp tục yêu cầu
BCC khẩn trương làm việc với các đối tác quan tâm để ghi nhận bằng văn bản khẳng định việc quan tâm muốn mua CRC hay phần vốn đầu tư của
BCC tại CRC, đề xuất giá mua dự kiến và các thông tin liên quan khác. Trong thông báo kết luận hội nghị sơ kết sản xuất kinh doanh quý III và 9 tháng đầu năm, VICEM tiếp tục nêu yêu cầu này với
BCC và Người đại diện vốn VICEM tại
BCC.
Sau rất nhiều lần VICEM yêu cầu báo cáo chi tiết hồ sơ, tài liệu, thông tin cụ thể về đối tác quan tâm muốn mua CRC hay mua phần vốn đầu tư của
BCC tại CRC, đến ngày 9/11/2022, Nhóm người đại diện vốn VICEM tại Xi măng Bỉm Sơn dẫn chiếu một loạt tài liệu, căn cứ đã đánh giá: “Thông tin có doanh nghiệp mong muốn đàm phán mua lại CRC với mức giá trên 450 tỷ VND nêu tại văn bản số 2051/XMBS-KHCL ngày 25/07/2022 của Tổng Giám đốc
BCC là chưa có cơ sở”.
Tổng Giám đốc
BCC cũng là một thành viên trong Nhóm người đại diện vốn VICEM tại
BCC. Tháng 7 thì Tổng Giám đốc
BCC ký báo cáo nêu: “Có đơn vị mong muốn ngỏ ý muốn mua CRC” nhưng đến tháng 9, cũng chính Tổng Giám đốc
BCC cũng ký vào biên bản họp đánh giá: “Thông tin có doanh nghiệp mong muốn đàm phán mua lại CRC… là chưa có cơ sở”
Theo tìm hiểu của phóng viên, đến thời điểm này, việc thoái/bán vốn đầu tư của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn tại CRC vẫn chưa có thông tin gì đột phá.
Cán bộ, người lao động ngành xi măng nêu băn khoăn và rất cần Bộ Xây dựng, các cơ quan chức năng làm rõ:
Thứ nhất, báo cáo của Tổng Giám đốc
BCC nêu có đối tác quan tâm mua CRC ở thời điểm tháng 7/2022 để làm gì?
Thứ hai, Tổng Giám đốc
BCC gửi công văn báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 vượt cấp lên Bộ Xây dựng nhằm mục đích gì?
Thứ ba, tại sao Tổng Giám đốc
BCC lại có sự bất nhất thông tin về nhà đầu tư quan tâm trong các văn bản vào tháng 7 và tháng 9/2022?