• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 9:09:12 CH - Mở cửa
Lật tẩy chiêu trò “gọi vốn” của Công ty Capel – Bài 2: “Tay không bắt giặc”
Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp | 31/03/2023 6:15:00 CH
Không có dự án kinh doanh cũng chẳng có doanh thu, nhưng nhà đầu tư vẫn được trả lợi nhuận “khủng” theo ngày, đó chỉ có thể là tiền của mình, là máu thịt của mình cắt ra trả cho chính mình…
 
Đó là nhận định của luật sư Nguyễn Đức Biên – Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại La (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) với Diễn đàn Doanh nghiệp xung quanh mô hình huy động vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Capel (Công ty Capel) đang gây ồn ào dư luận. Luật sư Biên cho rằng, Công ty Capel hoạt động theo kiểu “tay không bắt giặc”, có dấu hiệu lừa đảo huy động vốn theo phương thức đa cấp.
 
 
Trụ sở văn phòng Công ty Capel tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Giang
 
Vị luật sư này cũng đưa ra dẫn chứng, dù đã triển khai việc huy động vốn từ cuối năm 2019, nhưng theo báo cáo tài chính của Công ty Capel, năm 2019, 2020 và 3 quý đầu năm 2021, doanh nghiệp này ghi nhận không có doanh thu và cũng chưa nộp đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Vậy khi không có doanh thu, công ty Capel đã lấy tiền ở đâu để vẫn có thể trả lãi hàng ngày cho nhà đầu tư?
 
"Chỉ có 2 khoản tiền, một là họ lấy tiền từ những người trước đã đóng tiền vào để trả ngay cho người vừa mới nộp. Đó là tiền lãi. Hai là chính tiền của mình vừa nộp vào cho công ty và công ty cắt ngược ra để trả. Rõ ràng là không có hoạt động kinh doanh nào đưa ra khoản lãi nhanh và lớn như vậy. Chắc chắn đấy chính là tiền của họ, máu thịt của nhà đầu tư cắt ra trả cho họ", luật sư Nguyễn Đức Biên nhận định.
 
Đáng chú ý, theo một số nhà đầu tư cho biết, họ được các nhân viên môi giới “quảng cáo” Công ty Capel là doanh nghiệp đa ngành nghề, lấy kinh doanh bất động sản làm tâm điểm. Tuy nhiên, đơn vị này lại không thể “điểm mặt, chỉ tên” bất cứ một dự án bất động sản nào đang được thực hiện.
 
Điển hình như trong một tài liệu “quảng cáo” gửi cho nhà đầu tư, Công ty Capel có giới thiệu về dự án đầu tư xây dựng "Khu du lịch sinh thái dưới tán rừng" tại xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đại diện UBND TP Phú Quốc cũng đã khẳng định, hiện nay tại thành phố Phú Quốc không có dự án nào mang tên như vậy của Công ty Capel.
 
Tương tự, tại các địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Bình Phước cũng không có các dự án Garden Hill hay KDC Nam Phong như lời quảng cáo của Công ty Capel.
 
 
Hình ảnh khu vực lễ tân của chi nhánh Công ty Capel tại Hà Nội được chụp lúc 15h5 phút ngày 21/3/2023. Ảnh: Nguyễn Giang
 
Tiếp tục phân tích thông tin về mức lợi nhuận “khủng” mà Công ty Capel cam kết trả cho nhà đầu tư theo các phụ lục hợp đồng, công ty này tính toán lợi nhuận và vốn gốc trả theo tỷ lệ 0,625%/ ngày; 3,125% / tuần; 12,5%/ tháng; 150% /năm. Còn nếu sau hai năm mới nhận thì cả gốc và lãi là 300%.
 
Theo luật sư Nguyễn Đưc Biên, mức lợi nhuận Công ty Capel cam kết chi trả đang cao gấp khoảng 25 lần lãi suất ngân hàng, nhưng lại không công bố bất cứ phương án kinh doanh, dự án nào đang thực hiện là một điều vô cùng bất thường.
 
Cũng theo luật sư Biên, thời gian qua, có nhiều trường hợp đã "tiền mất tật mang" khi tham gia vào các chương trình hợp tác kinh doanh tương tự như Công ty Capel. Thậm chí, cơ quan chức năng đã phải liên tục đưa ra những cảnh báo rủi ro, khuyến cáo người dân, doanh nghiệp không tham gia góp vốn hay hợp tác.
 
Cụ thể, nhiều khách hàng ký hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng tự nguyện ủy quyền góp vốn đầu tư các dự án, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với một số lãnh đạo doanh nghiệp huy động vốn. Sau đó, các cá nhân trên đã nộp, chuyển tiền cho công ty theo như thỏa thuận nêu trong hợp đồng.
 
Tuy nhiên, sau thời điểm ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp chỉ thực hiện chi trả lợi nhuận cho khách hàng trong một thời gian ngắn, sau đó ngưng không tiếp tục thực hiện các nội dung cam kết trong hợp đồng.
 
Đến khi khách hàng nhiều lần kéo đến trụ sở công ty thì lãnh đạo các doanh nghiệp hướng dẫn họ làm biên bản thanh lý hợp đồng, thu lại các hợp đồng bản chính đã ký kết và cam kết sau thời điểm thanh lý sẽ hoàn trả lại tiền đã nộp cho khách hàng.
 
“Tuy nhiên, sau một thời gian dài, các công ty vẫn không thực hiện theo cam kết và có dấu hiệu trốn tránh trách nhiệm”, luật sư Nguyễn Đức Biên chia sẻ.
 
 
Phòng Tổng giám đốc Công ty Capel gần đây luôn trong tình trạng "cửa đóng then cài" . Ảnh: Nguyễn Giang
 
Cũng trao đổi với báo chí về mô hình hoạt động của Công ty Capel, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI đã đưa ra nhận định, đó là lừa đảo! không có hình thức đầu tư nào mà lại cam kết trả gốc và lãi.
 
“Ở đây, hình thức trong hợp tác nói trên là sai cơ bản về nguyên lý. Nhà đầu tư ham lợi nhuận cao thì đã chấp nhận rủi ro ngay từ khi tham gia và tự làm tự chịu vì không có hình thức kinh doanh nào lãi mang lại cao như thế. Trong trường hợp này, nhà đầu tư chỉ có cách duy nhất là tố cáo đến cơ quan công an”, Luật sư Trương Thanh Đức nói.