• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.239,26 -12,45/-0,99%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.239,26   -12,45/-0,99%  |   HNX-INDEX   230,84   -1,58/-0,68%  |   UPCOM-INDEX   92,57   -0,38/-0,41%  |   VN30   1.281,37   -12,93/-1,00%  |   HNX30   498,07   -6,06/-1,20%
17 Tháng Chín 2024 3:41:58 SA - Mở cửa
Tỷ lệ CASA quý I các ngân hàng đều giảm
Nguồn tin: NDH | 19/05/2023 7:50:00 SA
Tác giả tổng hợp BCTC hợp nhất quý I của 27 ngân hàng có cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam. Thống kê cho thấy, tổng tiền gửi khách hàng của 27 đơn vị tăng 3,7% so với đầu năm lên hơn 8,59 triệu tỷ đồng. Trong đó, tổng tiền gửi không kỳ hạn ghi nhận 1,5 triệu tỷ đồng, giảm 10,6%.
 
 
Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) trung bình của 27 nhà băng tính đến ngày 31/3 là 17,5%, giảm 2,8 điểm phần trăm so với cuối năm 2022 và giảm hơn 5 điểm phần trăm so với cuối 2021.
 
🟠Nhóm ngân hàng quốc doanh chiếm tỷ trọng 47% tổng tiền gửi khách hàng
 
Top 3 ngân hàng ghi nhận tiền gửi khách hàng cao nhất lần lượt là BIDV, Vietcombank và VietinBank, tính riêng số tiền gửi tại 3 đơn vị này đã chiếm tỷ lệ 47% tổng tiền gửi tại 27 ngân hàng. BIDV ghi nhận hơn 1,49 triệu tỷ đồng, tăng 1,6% so với đầu năm. Vietcombank ghi nhận 1,28 triệu tỷ đồng, tăng 3,1% và VietinBank ghi nhận hơn 1,27 triệu tỷ đồng, tăng 1,9%.
 
Sacombank đứng ở vị trí thứ 4 với hơn 478.789 tỷ đồng tiền gửi khách hàng, tăng 5,3% so với đầu năm. Theo sau Sacombank là MB với hơn 452.414 tỷ đồng, tăng 2%.
 
Tính đến hết quý I, VIB, ABBank, NCB, và VietBank là bốn đơn vị ghi nhận tiền gửi khách hàng sụt giảm. Trong đó, ABBank giảm hơn 10%, xuống còn 75.429 tỷ đồng, VietBank giảm 2,6% còn 74.000 tỷ đồng, NCB giảm 1,6% còn 70.200 tỷ đồng và VIB giảm 0,4% còn 199.267 tỷ đồng.
 
Ở hướng ngược lại, Kienlongbank, HDBank và NamABank là những đơn vị ghi nhận tiền gửi khách hàng cải thiện tăng trưởng hai chữ số. Tại Kienlongbank, tiền gửi khách hàng tăng 19% lên hơn 62.234 tỷ đồng. HDBank ghi nhận tiền gửi khách hàng tăng gần 16% lên hơn 249.802 tỷ đồng và NamABank tăng 10% lên 137.560 tỷ đồng.
 
 
 
🟠27 nhà băng đều ghi nhận CASA sụt giảm
 
Tính đến thời điểm 31/3, 27 ngân hàng đều ghi nhận tỷ lệ CASA sụt giảm so với cuối năm 2022, giảm phổ biến quanh mốc 1-5 điểm phần trăm.
 
Vị trí top 3 CASA không thay đổi so với cuối 2022. Mặc dù giảm 4,6 điểm phần trăm nhưng MB vẫn tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với tỷ lệ đạt 33%. Tiền gửi không kỳ hạn của MB giảm hơn 10% xuống còn 149.281 tỷ đồng. 
 
Ở vị trí thứ hai là Techcombank với tỷ lệ CASA ở mức 30,5%, giảm 3,8 điểm phần trăm, tiền gửi không kỳ hạn ghi nhận 118.200 tỷ đồng, giảm 4%. Theo sau là Vietcombank với tỷ lệ CASA 28,7%, giảm 3,6 điểm phần trăm, tiền gửi không kỳ hạn ở mức 368.111 tỷ đồng, giảm 8,5%.
 
MSB đứng ở vị trí thứ 4 về xếp hạng CASA với tỷ lệ đạt 21,2%, giảm 8,5 điểm phần trăm, đây cũng là đơn vị ghi nhận tỷ lệ sụt giảm mạnh nhất trong số các ngân hàng được khảo sát. Tiền gửi không kỳ hạn MSB giảm 23% xuống còn 26.735 tỷ đồng.
 
5 ngân hàng khác ghi nhận tỷ lệ CASA trên 15% gồm ACB (19,7%, giảm 2,1 điểm phần trăm), VietinBank (17,5%, giảm 2 điểm phần trăm), Sacombank (17%, giảm 1,8 điểm phần trăm), BIDV (15,8%, giảm 2,5 điểm phần trăm) và PGBank (15,3%, giảm 2,1 điểm phần trăm).
 
Tại một số ngân hàng có quy mô tầm trung như TPBank, Eximbank, OCB, VIB... đều ghi nhận tiền gửi không kỳ hạn sụt giảm hai chữ số. Tiền gửi không kỳ hạn tại VIB giảm hơn 23%, xuống còn 20.971 tỷ đồng, kéo theo tỷ lệ CASA giảm từ 13,6% đầu năm xuống còn 10,5%. Tại TPBank, tiền gửi không kỳ hạn sụt giảm gần 20%, xuống 26.089 tỷ đồng, tỷ lệ CASA giảm 3,7 điểm phần trăm còn 13%.
 
VietBank là đơn vị ghi nhận tỷ lệ CASA thấp nhất với 3,3%, giảm 3,5 điểm phần trăm so với đầu năm. Tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng này giảm 53%, xuống còn 2.429 tỷ đồng.
 
Tại Kienlongbank, tại thời điểm cuối năm 2022 ngân hàng có tỷ lệ CASA thấp nhất hệ thống với tỷ lệ 3,9%, giảm hơn 11,5 điểm % so với cuối 2021. Thì sang đến quý I năm nay, tỷ lệ CASA tiếp tục giảm thêm 0,2 điểm phần trăm xuống còn 3,7%. Mặc dù Kienlongbank là ngân hàng duy nhất ghi nhận tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng trong quý I ở mức 2.305 tỷ đồng (tăng 12,4% so với đầu năm), ngân hàng vẫn thuộc top nhà băng có tỷ lệ CASA thấp nhất.
 
 
🟠Vì sao tỷ lệ CASA sụt giảm?
 
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), nhóm chuyên gia cho rằng tỷ lệ CASA sụt giảm là do lãi suất tiền gửi có kỳ hạn tăng nhanh hấp dẫn dòng tiền chảy ra khỏi tài khoản thanh toán, cùng với việc các doanh nghiệp rút tiền phục vụ nhu cầu về vốn hoạt động và thực hiện thanh toán các nghĩa vụ tài chính, trong đó có mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn.
 
Theo thống kê của Tác giả, những tháng đầu năm trước khi Ngân hàng Nhà nước có hai lần liên tiếp điều chỉnh giảm lãi suất điều hành trong tháng 3, lãi suất huy động trung bình kỳ hạn 12 tháng tại quầy của các ngân hàng thương mại ở mức 8,5%/năm, cao hơn 1 điểm phần trăm so với thời điểm đầu tháng 5.
 
Giai đoạn từ tháng 1 đến giữa tháng 3, nhiều ngân hàng neo lãi suất chạm mốc 9-10%/năm, nếu áp dụng thêm ưu đãi lãi suất có thể lên đến 11%/năm. BCTC quý I các ngân hàng cũng thể hiện dòng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bật tăng trong ghi tiền gửi không kỳ hạn sụt giảm, một nguyên do đến từ các mức lãi suất ưu đãi hấp dẫn dòng tiền chảy vào tài khoản tiết kiệm.
 
Chuyên gia của Công ty Chứng khoán Yuanta cho rằng tỷ lệ CASA có thể sẽ được cải thiện hơn trong nửa cuối năm khi lãi suất hạ nhiệt. Tuy nhiên, trước mắt các ngân hàng đang phải đối mặt với khó khăn khi biên lãi ròng NIM giảm và tín dụng đang tăng trưởng chậm.
 
Cũng theo VCBS, trong các quý tới NIM sẽ chịu áp lực thu hẹp, tuy nhiên mức độ thu hẹp phân hóa giữa các nhóm ngân hàng. Trong đó, nhóm ngân hàng tư nhân tăng nhanh về tập khách hàng và sức hút tiền gửi sẽ có NIM giảm nhẹ hoặc đi ngang nhờ duy trì tỷ lệ CASA cao và chi phí vốn thấp. Với nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước, NIM giảm nhẹ do áp lực duy trì lãi suất cho vay không tăng quá cao. Còn lại nhóm các ngân hàng nhỏ thiếu hụt về thanh khoản, NIM sẽ chịu áp lực giảm mạnh nhất.
 
GÃ ĐẦU TƯ