• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 3:14:34 CH - Mở cửa
PVS: Động lực tăng trưởng mới đến từ điện gió ngoài khơi
Nguồn tin: Tạp chí Công Thương | 14/06/2023 5:05:00 CH
Dự kiến lợi nhuận năm nay của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) sẽ tăng 7% so với năm ngoái khi khối lượng công việc xây lắp tăng lên. Mảng điện gió ngoài khơi được kỳ vọng sẽ trở thành động lực tăng trưởng mới của công ty trong những năm tới đây.
 
 
Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) định hướng tập trung vào các dự án ngoài khơi (offshore) đối với các công trình dầu khí truyền thống và đẩy mạnh tham gia chào thầu các gói thầu thi công điện gió ngoài khơi.
 
Vietcombank Securities (VCBS) vừa dự báo lợi nhuận sau thuế trong năm nay của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC, mã cổ phiếu: PVS – sàn: HNX) đạt 1.011 tỷ đồng, tăng 7% so với mức thực hiện của năm 2022.
 
Kết quả kinh doanh này được VCBS tính toán dựa trên giả định giá dầu thô Brent ở mức 85 USD/thùng, giá MFO Singapore ở mức 390 USD/tấn, giá LPG theo CP (Contract Price) Aramco ở mức 670 USD/tấn; đồng thời, giả định tỷ giá USD/VND ở mức trung bình 23.900 đồng. Giả định này cũng chưa bao gồm việc Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam có thể thắng thầu trong một số gói thầu thuộc chuỗi dự án khí, điện Lô B-Ô Môn.
 
Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí được đánh giá là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và trong khu vực về cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Công ty hiện đang hoạt động kinh doanh chủ yếu trên 6 lĩnh vực, gồm: xây lắp cơ khí, công trình biển (M&C); kho nổi FSO/FPSO; dịch vụ vận chuyển, lắp đặt, bảo dưỡng O&M; cung ứng tàu dầu khí; căn cứ Cảng dầu khí; và khảo sát địa chấn.
 
 
Tỷ trọng doanh thu (Biểu đồ bên trái) và tỷ trọng lợi nhuận gộp (Biểu đồ bên phải) các mảng kinh doanh của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (Nguồn: VCBS)
 
Trong đó, mảng dịch vụ xây lắp M&C là mảng kinh doanh mũi nhọn của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí nhờ lợi thế chuyên môn đặc thù liên quan tới đóng giàn, chân đế, lắp đặt các cấu kiện hay thi công các phần của dự án lọc hóa dầu. Đây cũng là mảng đóng góp doanh thu lớn nhất, chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng doanh thu hàng năm của công ty. Trong quý 1/2023, doanh thu từ mảng này đã tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ khối lượng công việc tăng lên và thực hiện các dự án đúng tiến độ theo yêu cầu khách hàng.
 
Hiện tại công ty định hướng tập trung vào các dự án ngoài khơi (offshore) đối với các công trình dầu khí truyền thống và đẩy mạnh tham gia chào thầu các gói thầu thi công điện gió ngoài khơi. Tháng 5 vừa qua, Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí đã ký kết hợp đồng chế tạo và cung cấp chân đế điện gió ngoài khơi với tập đoàn Ørsted cho dự án ngoài khơi Đài Loan (Trung Quốc) trị giá hơn 300 triệu USD.
 
Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí được nhận định sẽ hưởng lợi từ Quy hoạch Điện VIII trong bối cảnh năng lượng tái tạo sẽ đóng góp tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu nguồn điện quốc gia. Theo Quy hoạch Điện VIII, công suất điện gió ngoài khơi đến năm 2030 sẽ đạt khoảng 6.000 MW và quy mô có thể tăng thêm nếu công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý.
 
Đây là căn cứ để Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí có khả năng chào và trúng thầu các hợp đồng EPC trong nước. Từ đó, dần đưa mảng thi công chế tạo cho các dự án điện gió ngoài khơi thành mảng kinh doanh chính. VCBS hiện nhận định Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí có tiềm năng tiếp tục ký thêm hợp đồng thi công điện gió ngoài khơi trong bối cảnh các quốc gia giảm phát thải khí nhà kính.
 
 
Các dự án xây lắp M&C đang được Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí triển khai. (Nguồn: VCBS)
 
Trong năm nay, Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí - Vietsovpetro - Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam dự kiến sẽ  thành lập tổ hợp phát triển chuỗi giá trị điện gió ngoài khơi. Với lợi thế hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ liên quan để thực hiện các dự án trên biển, nên tổ hợp phát triển có nhiều lợi thế, năng lực để triển khai dự án năng lượng tái tạo.
 
Tuy nhiên, tỷ suất biên lợi nhuận gộp của mảng dịch vụ xây lắp M&C nhiều năm qua của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí đạt mức thấp 1,6%-2% do giá nguyên vật liệu tăng và cạnh tranh trong giá đấu thầu các dự án.
 
Trong khi đó, mảng dịch vụ căn cứ Cảng dầu khí chỉ chiếm chưa đến 10% tổng doanh thu nhưng lại là mảng có biên lợi nhuận gộp cao nhất của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, lên đến 18% - 20%. Công ty hiện đang vận hành 08 cảng, doanh thu và lợi nhuận mảng này chủ yếu đến từ mảng dịch vụ dầu khí từ các cảng khu vực Bà Rịa-Vũng Tàu.
 
Với hệ thống cảng kết hợp nhà xưởng có diện tích lên đến hơn 200 ha, cùng cầu cảng dài 1.000m lớn nhất trong khu vực, các cảng khu vực Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ là nơi Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí thực hiện gia công chế tạo chi tiết cho các dự án điện gió ngoài khơi. Công ty cũng vừa đầu tư 6 nhà xưởng mới dùng trong thi công chân đế điện gió với công nghệ hiện đại hơn so với các đối thủ trong khu vực.
 
VCBS kỳ vọng các hợp đồng điện gió ký mới sẽ thúc đẩy tăng trưởng mảng dịch vụ cảng biển của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí kể từ năm 2023.
 
Cùng với dịch vụ căn cứ cảng, mảng kinh doanh dịch vụ vận chuyển/lắp đặt bảo dưỡng O&M & dịch vụ cung ứng tàu chuyên dụng đem lại lợi thế cho Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí trong việc cung cấp các loại tàu vận chuyển nhân sự phục vụ dự án điện gió gần bờ và đẩy mạnh dịch vụ này ra các thị trường nước ngoài.
 
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 13/6, giá cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam đạt 30.900 đồng/cổ phiếu.
 
Sáng nay 14/6, đã diễn ra các phiên chuyên đề của Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 năm 2023 do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức.
 
Nằm trong khuôn khổ Diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận về chủ đề: "Xu hướng công nghệ và giải pháp phát triển ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam trong Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tại phiên chuyên đề 3.
 
Nhiều dự án điện chậm so với kế hoạch
 
 
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển. (Ảnh: Hạ An).
 
Theo Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển, Quy hoạch Điện VIII đã xác định mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân  khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030, khoảng 6,5 - 7,5%/năm trong giai đoạn 2031 – 2050.
 
Đặc biệt là việc phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo 47%. Định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%.
 
Tuy nhiên, ngành năng lượng Việt Nam đang gặp một số thách thức: Nhu cầu năng lượng đang phát triển rất nhanh trong khi đó Tuy nhiên, ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam cũng đang gặp một các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch, trữ lượng và sản lượng sản xuất ngày than, dầu thô và khí suy giảm hằng năm.
 
Điều này đặt ra yêu cầu nhập khẩu  năng lượng ngày càng lớn, làm giảm khả năng tự chủ về năng lượng, tăng sự phù thuộc vào các nền kinh tế khác.
 
Tình hình phát triển của ngành công nghiệp năng lượng thế giới thời gian qua cho thấy có sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng với sự thay đổi của các chính sách, cơ cấu, công nghệ: từ sản xuất, tiêu thụ các nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống (than, dầu, khí tự nhiên) sang các nguồn năng lượng tái tạo bền vững (gió, mặt trời, sinh khối...). 
 
Cảnh báo tình trạng doanh nghiệp điện gió rút lui khỏi Việt Nam
 
 
Tổng Giám đốc Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) Lê Mạnh Cường. (Ảnh: Hạ An).
 
Chia sẻ thêm về việc tham gia vào chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo, cụ thể là điện gió, Tổng Giám đốc Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) Lê Mạnh Cường cho hay, 
Các tổ chức quốc tế Việt Nam có tiềm năng về điện gió lớn nhất Đông Nam Á, vượt xa các quốc gia khác. Như Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) đã ước tính, Việt Nam có khoảng 600 GWh điện gió chưa khai thác, gồm 300 GWh điện gió ngoài khơi và 300 GWh điện gió trên bờ.
 
Ông Cường cho hay, ngay khi Việt Nam có chủ trương sơ bộ về thu hút đầu tư vào điện gió thì các nhà đầu tư quốc tế đã đến và thành lập văn phòng ở Việt Nam.
 
Năm 2021, Tập đoàn Orsted đã đến Việt Nam và mong muốn đầu tư dự án Điện gió ngoài khơi tại vùng biển Hải Phòng. Đây là tập đoàn lớn nhất thế giới trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi.
 
Tính đến năm 2020, Orsted là nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới, chiếm 29% công suất lắp đặt toàn cầu và sản xuất 88% năng lượng từ các nguồn tái tạo. Orsted là doanh nghiệp do Chính phủ Đan Mạch chiếm cổ phần chi phối đi đầu trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi đã phát triển thành công các dự án điện gió lớn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
 
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, công tác hướng dẫn chưa rõ ràng nên nhiều dự án đang trong giai đoạn khảo sát bị dừng lại. Giai đoạn trầm lắng của thị trường trong một vài năm trở lại đây khi chưa ban hành Quy hoạch điện VIII cũng như những vướng mắc về dự án năng lượng tái tạo, các nhà đầu tư quốc tế đã có vẻ chần chừ khi đầu tư vào Việt Nam.
 
Ông Cường chia sẻ thông tin đáng tiếc về một tuần trước đây, Tập đoàn Orsted, Tập đoàn năng lượng lớn nhất Đan Mạch đã tuyên bố giảm mục tiêu tham vọng của họ từ 30 GWh xuống 28GWh cho đến năm 2030 và rút khỏi thị trường Việt Nam.
 
Về kế hoạch đầu tư phát triển dự án,Orsted, cho rằng, thị trường Việt Nam chưa đủ hấp dẫn so với các thị trường khác. Tuy nhiên, Tập đoàn này cũng đánh giá dù không có sự hấp dẫn về mặt đầu tư, song về mặt sản xuất và chuỗi cung ứng thì Việt Nam vẫn là quốc gia tiềm năng trở thành trung tâm của Đông Nam Á.
 
"Năng lượng gió thì vô hạn nhưng nguồn lực đầu tư, nguồn lực vốn thì hữu hạn. Vì vậy, nếu không có những chính sách, cơ chế hướng dẫn cụ thể thì nguồn lực đầu tư này sẽ chuyển từ Việt Nam sang những khu vực khác trên thế giới", Tổng Giám đốc PTSC nhấn mạnh.
 
 
Toàn cảnh Chuyên đề 3 Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 năm 2023. (Ảnh: Hạ An).
 
Ông Cường cũng chia sẻ về sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo, trong đó PTSC là một trong những đơn vị có tiềm năng lợi thế. 
 
TS. Nguyễn Đức Hiển cũng đánh giá các doanh nghiệp Việt Nam như PTSC hoàn toàn có khả năng tham gia vào các chuỗi cung ứng như phần sản xuất chân đế, lắp đặt,...Tuy nhiên, dù có định hướng nhưng nếu không có cơ chế cụ thể thì doanh nghiệp rất khó để tham gia.
 
Tại hội thảo, các chuyên gia và các tổ chức quốc tế cũng bày tỏ vui mừng khi Chính phủ đã thông qua Quy hoạch điện VIII. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần có cơ chế để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng; các cơ chế, chính sách để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chuyển đổi năng lượng sạch. 
 
TH