• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:18:37 CH - Mở cửa
Mô hình 'siêu ủy ban' đã lỗi thời?
Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng | 16/06/2023 7:25:00 SA
Một câu hỏi mà dư luận đặt ra hiện nay là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước ra đời và hoạt động để đảm trách vai trò nhiệm vụ kinh tế hay nhiệm vụ chính trị, hoặc cả 2 cùng lúc?
 
Nếu xét ở khía cạnh vai trò nhiệm vụ kinh tế, cụ thể là Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước (QLVNN) tại các DNNN, khách quan nhìn nhận hiệu quả chưa cao, nếu không muốn nói khá mờ nhạt.
 
 
“Siêu” ủy ban nhưng thiếu vai trò
 
Mô hình UBQLVNN của Việt Nam có những nét tương đồng với mô hình quản lý vốn Nhà nước của Trung Quốc. Song cách làm của Việt Nam và Trung Quốc khác nhau, hay nói đúng hơn là khi Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn đầu thực hiện mô hình này, Trung Quốc đã thay đổi.
 
Bởi bản chất của quản lý vốn nhà nước là vấn đề sở hữu. Kinh nghiệm trên thế giới đã chỉ ra rằng, tài sản tư nhân thường được quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn vốn nhà nước. Như Trung Quốc - quốc gia có quy mô vốn nhà nước rất lớn - đến nay đều đang tìm cách thu hẹp khu vực này bằng cách cổ phần hóa, xã hội hóa các DNNN, niêm yết công khai trên sàn giao dịch chứng khoán.
 
Ở một số DNNN, thậm chí Trung Quốc còn thoái vốn nhà nước về mức dưới 50%, để tư nhân nắm quyền chi phối DN và họ tự hạch toán để kinh doanh (nhờ thế quản trị DN tốt hơn và làm ăn có lãi).
 
Việt Nam dường như vẫn chưa có những thay đổi rõ ràng. Biểu hiện rõ nhất là vai trò của UBQLVNN tại DNNN khá mờ nhạt. Dù là “siêu ủy ban” (trên danh nghĩa) song việc hoạch định, giám sát, quản lý vốn nhà nước của cơ quan này tại DNNN gần như đang mang tính hành chính nhiều hơn, đồng nghĩa việc quản lý nguồn vốn vẫn không chặt chẽ, DNNN vẫn có thể rủi ro, thua lỗ khi định hướng đầu tư có sai sót.
 
Câu hỏi khi DNNN đầu tư thua lỗ, dù đã thông qua UBQLVNN về chủ trương và được phê duyệt, trách nhiệm quy về cho ai, DNNN hay UBQLVNN, đến nay còn bỏ ngỏ.
 
Sở hữu nhà nước là rất cần… Kinh tế Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, do đó phải đối diện cạnh tranh với tất cả các nền kinh tế thị trường trên toàn cầu. Trong nền kinh tế thị trường chế độ sở hữu là yếu tố cơ bản tạo lập sức mạnh cạnh tranh. Thực tế thế giới cho thấy DNNN nói chung dù có hiệu quả cũng không đủ sức cạnh trạnh với DN tư nhân. Đó là lý do các nước phát triển phải liên tục thực hiện chương trình tư nhân hóa để thu hẹp khu vực này lại.
 
Chỉ trong điều kiện khủng hoảng, một số DN tư nhân hết sức quan trọng cho nền kinh tế quốc dân bị lâm nguy, Nhà nước mới buộc phải quốc hữu hóa. Các DNNN nên phát triển ở các lĩnh vực nào, nên giữ tỷ trọng thế nào là phù hợp, hình thức sở hữu nào là hiệu quả hơn? Đó là những vấn đề đang được đặt ra hiện nay.
 
Thực tế thế giới cho thấy, các DNNN thường hiện diện ở những lĩnh vực kinh tế mà kinh tế tư nhân không làm được. Những ngành này nhiều ít khác nhau tùy theo từng nước những lĩnh vực có thể kinh doanh kiếm lợi, có tính cạnh tranh cao nên để cho tư nhân làm.
 
Quan điểm phát triển chế độ sở hữu ở nước ta phải ngày càng tiếp cận với các quan điểm phát triển chế độ sở hữu của các nền kinh tế thị trường hiện đại. Khu vực sở hữu nhà nước là cần thiết và tồn tại như tất yếu khách quan và giữ vai trò hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân, góp phần định hướng phát triển chủ yếu ở một số ngành công nghiệp quốc phòng, công nghệ tiên tiến, dịch vụ công. Trong khi đó, khu vực sở hữu tư nhân là nền tảng của nền kinh tế, phải được khuyến khích phát triển và bảo vệ các quyền cần thiết.
 
Sở hữu nhà nước là yếu tố nền tảng cho vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, bao gồm sở hữu đất đai, rừng biển, công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, DNNN, cơ sở làm các dịch vụ công… Quan trọng nhất trong sở hữu nhà nước là các DNNN, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, cơ sở làm dịch vụ công.
 
Sở hữu nhà nước không đồng nhất với kinh tế nhà nước, vì kinh tế nhà nước còn bao gồm cả ngân sách quốc gia, bộ máy điều hành nền kinh tế quốc dân… Trong các nền kinh tế thị trường hiện đại không có nền kinh tế thị trường nào xem kinh tế nhà nước là chủ đạo. Tuy nhiên các nền kinh tế thị trường Đông Á phát triển, Nhà nước (không phải kinh tế Nhà nước) có vai trò chủ đạo trong cả việc phân bổ nguồn lực và phân phối lại, nhưng cũng chỉ ở giai đoạn bứt phá chuyển thành nền kinh tế phát triển.
 
Nhưng hiệu quả vẫn là DN tư nhân
 
Trên thực tế, trong khu vực kinh tế nhà nước đang xuất hiện không ít vấn đề phức tạp. Tỷ trọng của khu vực kinh tế quốc doanh hiện còn quá lớn (khoảng 34% GDP), là yếu tố làm giảm hiệu quả của nền kinh tế. Các DNNN hiện nắm giữ không chỉ những ngành quan trọng nhất là đầu vào của nền kinh tế, có tính độc quyền cao, còn kinh doanh những lĩnh vực kinh tế có lợi nhuận cao Chính phủ không cần nắm, như rượu, bia, nước giải khát, trồng cao su.
 
Thêm vào đó, tốc độ cổ phần hóa (CPH) DNNN rất chậm lại dường như chỉ tập trung các DN làm ăn thua lỗ. Cơ chế quản trị DNNN, tổng công ty, tập đoàn kinh tế không theo các cơ chế quản trị hiện đại, mà có tính tùy tiện. Các bộ, ngành vừa là cơ quan chủ quản DNNN lại vừa là cơ quan ban hành chính sách, do vậy dễ có những quan hệ lợi ích chi phối.
 
Để khắc phục những hạn chế trên, cần giảm tỷ trọng của khu vực DNNN xuống mức phù hợp với thị trường thế giới. Nhà nước cần xây dựng chương trình rút vốn khỏi tất cả DNNN mà Nhà nước không cần nắm giữ (trước hết là DNNN hiện kinh doanh có lãi như rượu, bia, nước giải khát…).
 
Thực tế thế giới cho thấy, nếu Nhà nước bán các DNNN này trên thị trường chứng khoán, nhường cho tư nhân, khoản thuế thu được sẽ lớn hơn lợi tức Nhà nước thu khi làm chủ sở hữu. Giải pháp này không chỉ giúp Nhà nước có được khoản vốn lớn từ các DNNN này, còn là cú hích thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển.
 
Nhà nước cũng cần xây dựng và thực hiện quyết liệt CPH bắt buộc đối với tất cả DNNN mà Nhà nước không cần nắm giữ từ 51% đến 100%. Những DNNN này hiện còn nhiều trong các lĩnh vực như thương mại, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, kể cả các lĩnh vực sản xuất tư liệu sản xuất thông thường.
 
Áp dụng cơ chế CHP hiện đại theo hướng công khai minh bạch, đấu thầu các cổ phiếu này trên thị trường chứng khoán, cấm việc bán cổ phiếu chỉ trong nội bộ DN, người quản lý DN, vì đây là hành vi dễ bị lợi dụng làm thất thoát tài sản nhà nước.
 
Công cuộc đổi mới và hoàn thiện chế độ sở hữu ở Việt Nam cần có những bước đi phù hợp. Trong đó, đổi mới mô hình UBQLVNN và đẩy mạnh quá trình CPH DNNN nên là trọng tâm cần được thực hiện trong thời gian tới.