• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.279,43 +8,16/+0,64%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:24:59 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.279,43   +8,16/+0,64%  |   HNX-INDEX   235,36   +1,59/+0,68%  |   UPCOM-INDEX   93,94   +0,31/+0,33%  |   VN30   1.329,43   +11,02/+0,84%  |   HNX30   515,31   +5,46/+1,07%
20 Tháng Chín 2024 9:27:25 SA - Mở cửa
An Giang gia tăng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực
Nguồn tin: VietNam+ | 11/07/2023 7:15:00 SA
Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2023 của An Giang đạt nhiều kết quả tích cực, các mặt hàng chủ lực đều tăng so với cùng kỳ 2022 cả về sản lượng và kim ngạch.
 
 
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ 12 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức ngày 10/7, ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2023 của tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực, các mặt hàng chủ lực đều tăng so với cùng kỳ 2022 cả về sản lượng và kim ngạch. Điểm sáng xuất khẩu gạo của tỉnh là Công ty cổ phần Lộc Trời đã nhận được đơn đặt hàng đến 400 nghìn tấn gạo xuất sang thị trường EU trong năm 2023.
 
Trong 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế An Giang có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng trưởng cao so với cùng kỳ 2022. Các khu vực đều có mức tăng trưởng cao; đặc biệt, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng cao hơn kế hoạch đề ra, tiếp tục là bệ đỡ vững chắc cho nền kinh tế.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, GRDP An Giang tăng 6,5% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước (năm 2022 là 4,9%); trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,29%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,51%; khu vực dịch vụ tăng 8,17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,62%.
 
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang: 6 tháng đầu năm, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của An Giang tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ 2022. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm của tỉnh đạt 574 triệu USD, tăng 3,76% so với cùng kỳ; trong đó, thị trường Trung Quốc đã mở cửa trở lại, thúc đẩy xuất khẩu nông, thủy sản, đặc biệt là sản phẩm cá tra của An Giang.
 
Ông Phước cho biết, 6 tháng đầu năm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh tăng so với cùng kỳ như: xuất khẩu gạo đạt gần 290,4 ngàn tấn, tương đương 158,7 triệu USD, so với cùng kỳ tăng 8,22% về sản lượng và tăng 9,52% về kim ngạch.
 
Hiện thị trường Indonesia, Trung Quốc đang có nhu cầu mua gạo từ An Giang và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cao. Bên cạnh đó, gạo An Giang và các tỉnh trong vùng hiện còn xuất khẩu mạnh sang các thị trường Philippines, Malaysia, Australia… và một số thị trường như Nga, Bangladesh”...
 
 
Nông dân huyện Thoại Sơn, An Giang thu hoạch lúa. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
 
Bên cạnh xuất khẩu gạo tăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cũng cho biết, 6 tháng đầu năm xuất khẩu rau quả đông lạnh của An Giang cũng đạt 6,1 nghìn tấn, tương đương 9,9 triệu USD, so với cùng kỳ tăng 19,47% về sản lượng và tăng 13,23% về kim ngạch. Xuất khẩu hàng may mặc của tỉnh đạt 76,7 triệu USD, tăng 10,40%  so với cùng kỳ, xuất khẩu tiếp tục ổn định ở thị trường Mỹ và Châu Âu. Ngoài ra,  một số mặt hàng xuất khẩu khác của tỉnh cũng có kim ngạch xuất khẩu khá như: phân bón các loại, sắt thép…
 
Theo kịch bản tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang, GRDP cả năm 2023 của tỉnh sẽ tăng từ 7 - 7,5%; trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản tăng từ 3,2 - 3,5%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 11,75 - 12,1%; khu vực thương mại - dịch vụ tăng từ 8,6 - 9,3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng từ 4,35 - 5,10%
 
Để đạt được kịch bản tăng trưởng cả năm, bên cạnh nhiều giải pháp, An Giang cũng tập trung đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực qua các thị trường Trung Quốc, EU, các quốc gia Hồi giáo...
 
Theo đó, An Giang sẽ tranh thủ cơ hội xuất khẩu của từng thị trường, từng mặt hàng, cập nhật kịp thời các quy định, chính sách xuất khẩu nông sản qua biên giới Trung Quốc; nghiên cứu tiếp cận các thị trường các quốc gia Hồi giáo với các sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn Halal mà tỉnh có thế mạnh.
Tỉnh cũng đảm bảo chất lượng nguồn cung xuất khẩu; thường xuyên cập nhật thỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh tiếp cận các thông tin về thị trường, các hiệp định thương mại tự do; thường xuyên rà soát, cập nhật các quy định hiện hành, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu.
 
Song song đó, An Giang cũng tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh toàn diện trên các lĩnh vực; tăng cường tuyên truyền, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư tại tỉnh. Tỉnh tập trung nghiên cứu các cơ chế thu hút đầu tư vào các khu đô thị mới, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật đô thị tạo nên sự hấp dẫn nhà đầu tư.
 
Đặc biệt, lãnh đạo An Giang sẽ tổ chức nhiều buổi đối thoại lắng nghe nguyện vọng, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư thẳng thắn chỉ ra những rào cản, vấn đề gây vướng mắc, phiền hà, cản trở hoạt động của doanh nghiệp../.