• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.265,05 +5,42/+0,43%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.265,05   +5,42/+0,43%  |   HNX-INDEX   223,01   +0,34/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   94,30   +0,42/+0,45%  |   VN30   1.337,59   +5,05/+0,38%  |   HNX30   463,85   -0,44/-0,09%
24 Tháng Giêng 2025 7:54:51 CH - Mở cửa
Cái giá phải trả khi Singapore kiềm chế lạm phát
Nguồn tin: Vietnam+ | 14/07/2023 7:45:00 SA
Lạm phát tại Singapore dường như đã giảm dần sau khi gần đây đã chạm mức cao nhất trong 14 năm.
 
 
Quang cảnh một điểm du lịch ở Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
 
Bài viết mới đây trên báo The Straits Times đưa ra nhận định, lạm phát tại Singapore dường như đã giảm dần sau khi gần đây đã chạm mức cao nhất trong 14 năm, do giá thực phẩm và năng lượng giảm, cũng như nhu cầu thấp hơn đối với các hàng hóa như thiết bị điện tử và đồ gia dụng.
 
Tuy nhiên, Singapore sẽ phải chịu một số tổn thương trên thị trường lao động và tăng trưởng kinh tế chậm hơn để giá cả có thể trở về mức trước đại dịch COVID-19. Lạm phát tại Singapore vẫn cao hơn nhiều so với mức 1,5% trước đại dịch, do chi tiêu tiêu dùng mạnh hơn cho các dịch vụ và du lịch.
 
Khi biên giới mở cửa trở lại, các doanh nghiệp buộc phải tuyển dụng lao động trong một thị trường mà cầu vượt quá cung. Do nhu cầu cao đối với nhân tài, người lao động ở đây được hưởng những mức lương cho phép nhiều người tiếp tục chi tiêu cho các mặt hàng như vé máy bay và xem hòa nhạc.
 
Sự thắt chặt này của thị trường lao động đã khiến lạm phát cơ bản của Singapore - không bao gồm chi phí ăn ở và đi lại cá nhân, và phản ánh tốt hơn chi tiêu của các hộ gia đình Singapore - đặc biệt khó khăn.
Sự giảm tốc trong lạm phát tổng thể của tất cả các mặt hàng đang trở nên rõ ràng hơn - giảm xuống 5,1% trong tháng Năm, từ mức đỉnh 7,5% của tháng 9/2022. Trong khi đó, lạm phát cơ bản giảm ít hơn rất nhiều - giảm xuống 4,7% trong tháng Năm, từ mức đỉnh 5,5% của tháng 2/2023.
 
Bà Selena Ling, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng OCBC, cho biết: “Lạm phát cơ bản đã trở nên khó khăn hơn một chút do nguồn nhân lực eo hẹp và nhu cầu tiêu dùng trong nước tương đối ổn định”. Bà cho rằng các chính sách của chính phủ về nguồn nhân lực như Mô hình lương lũy tiến giúp tăng lương cho người lao động thu nhập thấp, và hạn mức đối với việc thuê lao động nước ngoài nằm trong số những thách thức then chốt đối với các doanh nghiệp - điều này tiếp tục đẩy chi phí cao hơn sang người tiêu dùng.
 
Bởi vậy, các nhà kinh tế cho rằng cần phải điều tiết mức lương hơn nữa để ngăn chặn sự gia tăng giá hàng hóa và dịch vụ do tăng lương gây ra. Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS, ngân hàng trung ương) cho biết, họ dự kiến tăng trưởng tiền lương sẽ ở mức vừa phải, phù hợp với tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) yếu hơn của nước này.
 
GDP của Singapore đã giảm 0,4% trong quý I/2023, so với mức tăng trưởng 0,1% của quý IV/2022, do nhu cầu bên ngoài yếu hơn đối với hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước.
 
Lĩnh vực sản xuất của Singapore phải chịu áp lực. Tháng Năm, lĩnh vực này đã sụt giảm tháng thứ 8 liên tiếp, trong khi dịch vụ tài chính – động cơ khác của tăng trưởng – đã ngừng đà mở rộng liên tiếp từ giữa năm 2022. Các ngành phục vụ thị trường trong nước, chủ yếu là các ngành được lợi từ hoạt động du lịch và liên quan đến lữ hành ngày càng tăng, hiện đang thúc đẩy nền kinh tế địa phương.
 
Tiến sỹ Chua Hak Bin, đồng Trưởng bộ phân nghiên cứu vĩ mô tại Ngân hàng Maybank, nhận thấy sự suy giảm làm giảm áp lực lạm phát dịch vụ và chi phí lương từ các mức hiện nay. Tăng trưởng trong thu nhập khả dụng của cá nhân đã ở mức vừa phải, 8% trong quý I/2023, so với 10% trong quý IV/2022. Điều này là do sự gia tăng chậm hơn đối với mức bồi thường cho nhân viên, ở mức 8,5% trong quý I/2023, giảm từ 10% trong quý IV/2022 (theo thống kê của Chính phủ).
 
Trong khi đó, theo MAS, lực lượng lao động không phải là cư dân có dấu hiệu phục hồi. Điều này sẽ góp phần giảm bớt tình trạng thiếu hụt lao động trong các lĩnh vực như y tế và dịch vụ xã hội, vận tải và kho bãi. MAS cho biết thêm, bản thân nhu cầu về lao động đang giảm bớt, đặc biệt là trong các lĩnh vực như sản xuất, dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông.
 
Tất cả những điều này sẽ giúp hạn chế việc tăng lương, và do đó, làm giảm chi tiêu trong nước. Nó cũng sẽ giới hạn mức mà các doanh nghiệp chuyển chi phí cao hơn sang người tiêu dùng.
 
Tuy nhiên, Tiến sỹ Chua cảnh báo rằng lạm phát cơ bản có thể tăng vào năm 2024 khi thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) của Singapore tăng thêm 1 điểm phần trăm nữa, và thuế carbon sẽ tăng lên 25 SGD (18,65 USD)/tấn, từ mức 5 SGD (3,73 USD) hiện nay. Ngoài ra, sẽ có thêm các đợt gia tăng trong Mô hình lương lũy tiến. Ông đánh giá lạm phát cơ bản của "đảo quốc sư tử" sẽ duy trì khoảng 3% trong năm 2024 và có thể không giảm xuống đến mức 1-2% như đã thấy trong những ngày trước đại dịch./.