• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
19 Tháng Mười 2024 9:33:47 CH - Mở cửa
FRT: “Chiếm” thị trường mạng di động ảo Việt Nam
Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp | 14/07/2023 8:35:00 CH
Dù mới thâm nhập vào thị trường mạng di động ảo Việt Nam (MVNO- Mobile Virtual Network Operator), FPT Retail đã cho thấy tham vọng không nhỏ.
 
Công ty cổ phần Bán lẻ FPT (FPT Retail) vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép để tham gia thị trường mạng di động ảo Việt Nam. Trước đó, Việt Nam đã có 4 mạng MVNO được cấp phép bao gồm iTel (Công ty cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom), Wintel (Tập đoàn Masan), Local (Công ty CP Viễn thông Asim) và VNSky (của Công ty Digilife thuộc Tập đoàn VNPay).
 
 
“Tân binh” đáng gờm
 
Trên thực tế, mạng di động ảo (MVNO) được biết đến là những nhà mạng không có băng tần, không có hạ tầng mạng, chỉ đi thuê lại hạ tầng của các doanh nghiệp hay nhà mạng sở hữu hạ tầng mạng (mạng MNO), để cung cấp dịch vụ viễn thông di động ra thị trường.
 
Dù còn khá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng MVNO lại là một mô hình kinh doanh phổ biến trong ngành viễn thông trên toàn cầu. Đơn cử như tại Anh, MVNO chiếm đến gần 20% thị phần của thị trường di động của nước này. Hay như Trung Quốc, thị trường tỷ dân này cũng đã có sự tham gia của 15 nhà khai thác viễn thông ảo bao gồm các tên tuổi lớn như Alibaba, Xiaomi và JD, thu hút khoảng 5% trong tổng số 1,2 tỷ thuê bao di động của thị trường.
 
Với việc là đơn vị thành viên năng động thuộc Tập đoàn FPT hùng mạnh và cũng đang là đại lý cung cấp dịch vụ viễn thông (SIM, thẻ) cho các nhà mạng ảo từ nhiều năm nay, FPT Retail có thể sẽ tìm thấy được những lợi thế lớn khi tham gia thị trường MVNO Việt Nam.
Đầu tiên, FPT Retail sở hữu một hệ thống các kênh phân phối rộng khắp trên toàn quốc với trên 800 cửa hàng FPT Shop và hơn 1.000 cửa hàng dược phẩm FPT Long Châu. Cùng với đó là sự hậu thuẫn về mặt kỹ thuật CNTT của tập đoàn mẹ FPT và một hệ sinh thái dịch vụ đa dạng của tập đoàn có thể sẽ đem đến những thế mạnh mà những nhà mạng ảo trước đó không có được.
 
Theo các chuyên gia, sự tham gia thị trường MVNO Việt Nam của FPT Retail có thể sẽ tạo ra những thay đổi tích cực tới thị trường viễn thông, cho dù mạng mới của công ty này được cho là chỉ mới phục vụ hệ sinh thái và khách hàng của Tập đoàn FPT.
 
Trước FPT Retail, người ta đã thấy bước đi tương tự của Tập đoàn Masan khi mua lại 70% cổ phần của Mobicast, công ty sở hữu mạng ảo Reddi với tổng giá trị tiền mặt là 295,5 tỷ đồng (12,96 triệu USD) vào tháng 9 năm 2021. Tập đoàn Masan cũng sở hữu các nền tảng trực tiếp tới người tiêu dùng của Masan như Vincommerce, Techcombank hay là Phúc Long với khoảng 15 triệu người tiêu dùng am hiểu kỹ thuật số. Với việc gia nhập thị trường MVNO tiềm năng này cũng đã đặt hệ sinh thái tiêu dùng của Masan vào một cơ hội lớn.
 
Không dễ tìm kiếm người dùng
 
Theo các chuyên gia phân tích, các nhà mạng viễn thông ảo đang sở hữu những cơ hội lớn để tìm kiếm động lực tăng trưởng trên thị trường Việt Nam nhờ môi trường pháp lý cởi mở và dân số trẻ, am hiểu công nghệ cùng tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao được hỗ trợ bởi mạng 4G, 5G nhanh, rộng khắp trên cả nước.
 
Gần đây, trang web ngành viễn thông telecoms.com đã đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi sự tăng trưởng ấn tượng cho các MVNO ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cùng với Trung Quốc, Australia, Singapore và Nhật Bản. Ngoài ra, các hãng di động nước ngoài cũng được cho là đang để mắt đến thị trường Việt Nam.
 
Tuy nhiên, mạng di động ảo tại Việt Nam cũng được xem là “miếng bánh” khó nhằn, bởi theo đại diện một số nhà mạng có hạ tầng (MNO), hiện nay lượng thuê bao di động tại Việt Nam đã cán ngưỡng bão hòa, rất khó để phát triển thêm thuê bao mới. Các MVNO mới ra đời gần đây buộc phải đi vào các thị trường ngách. Song, ngay cả thị trường ngách (như cung cấp cho khu công nghiệp, khu đô thị,…) thì các nhà mạng có hạ tầng kỳ cựu bao gồm Viettel và VNPT (Vinaphone và MobiFone) cũng đã phủ khắp và cạnh tranh khốc liệt.
 
Bên cạnh đó, vì các MVNO không sở hữu cơ sở hạ tầng mà phải thuê lại từ MNO, họ sẽ chịu áp lực trong việc đàm phán hợp đồng. Các MVNO cần chọn những dịch vụ cụ thể không cạnh tranh trực tiếp với các MNO truyền thống và cung cấp dịch vụ với mức phí cạnh tranh. Ví dụ, ITelecom đã tập trung cung cấp dịch vụ ban đầu cho công nhân công nghiệp tại 9 tỉnh, thành phố với các gói chi phí thấp. Tuy nhiên, ngay cả như vậy người ta vẫn nghi ngờ khả năng thu hút khách hàng của các MVNO tại Việt Nam.
 
Một số chuyên gia cho rằng, các nhà mạng ảo có thể thành công ở một số nước châu Âu hay là Trung Quốc vì những nơi đó đang có doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao cao. Nếu giá cao, các MVNO có thể tiết kiệm chi phí đầu tư vì không thể chi tiền cho cơ sở hạ tầng, nên có thể giảm giá. Tuy nhiên, mức chi tiêu trung bình cho dịch vụ di động ở Việt Nam lại chỉ ở vào mức khá thấp, chỉ 70.000 - 90.000 đồng/tháng. Do đó, sẽ rất khó cho các MVNO có thể cạnh tranh để có được người đăng ký.