• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 7:07:31 CH - Mở cửa
Ngành da giày hướng tới giải pháp trung và dài hạn
Nguồn tin: Báo Công Thương | 27/07/2023 7:50:00 CH
Trong điều kiện hiện nay, khó lấy được đơn hàng như trước nên cần tập trung cho các giải pháp trung hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn cần ưu tiên giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp hơn là thúc đẩy xuất khẩu.
 
 
Bắt đầu gặp khó
 
Ngành da giày hội nhập từ rất sớm. Hầu như là các hiệp định thương mại ngành da giày đã tận dụng được cơ hội, 95% trong tổng lượng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành vào các thị trường mà có đã ký kết FTA.
 
Riêng với CPTPP, có ba điểm đã tạo ra được những thay đổi rất  lớn đối với ngành da giày. Đầu tiên, có thể nhìn thấy rõ, đấy là tăng trưởng xuất khẩu. Trước đây, khối doanh nghiệp ở các nước trong khối CPTPP, mức kim ngạch chỉ chiếm dưới 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành; đến nay, đã chiếm hơn 14%.
 
Thứ hai, khi tham gia hiệp định CPTPP yêu cầu về quy định đáp ứng quy tắc xuất xứ, đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển các nguồn nguyên phụ liệu trong nước, chuỗi sản xuất.  Đặc biệt, chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu đã đầu tư nhiều hơn tại Việt Nam trong vòng 5 đến 10 năm vừa qua.
 
Thứ ba, quá trình đáp ứng các yêu cầu của CPTPP năng lực nội tại của các doanh nghiệp cũng đã được nâng lên rất nhiều. Cụ thể, hoạt động về thủ tục xuất nhập khẩu, đáp ứng tiêu chí của thị trường, yêu cầu của thị trường xuất khẩu, đã giúp doanh nghiệp phải thay đổi, đầu tư phát triển.
 
Cơ hội đối với doanh nghiệp FDI hoặc là các doanh nghiệp lớn, đã từng xuất khẩu thành công hầu như không gặp gì nhiều về mặt trở ngại trong gia tăng thêm hoạt động xuất nhập khẩu vào các cái thị trường trong khối CPTPP.
 
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điểm đầu tiên dễ thấy là đã tăng cường năng lực kết nối tham gia cái mạng lưới để tiếp nhận các thông tin. Ví dụ, hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp nhận thông tin từ các tổ chức như hiệp hội, trung tâm xúc tiến thương mại. Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã kết nối thành mạng lưới, cùng tham gia hoạt động về xúc tiến thương mại ở thị trường nước ngoài.
 
Như vậy, trước đây, hoạt động của các doanh nghiệp chủ động làm đơn lẻ, thì nay đã liên kết rất là mạnh mẽ trong hoạt động mà xúc tiến xuất khẩu. Doanh nghiệp đã đầu tư, đặc biệt như đầu tư về chuyển đổi số để nhằm đáp ứng năng lực nội tại. Bên cạnh đó, đảm bảo sự minh bạch trong chuỗi cung ứng.
 
Cuối cùng, doanh nghiệp đã chú trọng rất nhiều vào đầu tư chất lượng nguồn nhân lực, không những là đối với lực lượng lao động trực tiếp mà đối với cả hệ thống quản lý cấp trung. Doanh nghiệp cũng đã chú trọng nâng cao ứng dụng hệ thống quản lý mới, tiếp cận và lấy các cái chứng nhận quốc tế, đảm bảo điều kiện xuất khẩu được thành công.
 
Vì vậy, năm 2022, da giày tiếp tục có sự tăng trưởng ấn tượng, nằm trong nhóm 8 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Mặc dù từ quý 4/2022 những ngành xuất khẩu, trong đó có da giầy, đều phải chịu tác động rất lớn của thị trường thế giới, nhưng kết thúc năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 23,93 tỷ USD, tăng 34,5% so với năm 2021. Riêng với CPTPP thì hầu như thị trường nào cũng tăng trưởng, đặc biệt thị trường Canada tăng rất mạnh tới 65%; khối thị trường Bắc Mỹ chiếm tới 46% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều đáng nói là sản phẩm giầy dép của Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu, chỉ sau Trung Quốc và cũng đã có một số thương hiệu “Made in Việt Nam” khá tốt. Việt Nam được đánh giá là nước khá uy tín trong sản xuất các dòng sản phẩm da giầy, đặc biệt là giầy thể thao theo các nhãn hàng lớn.
 
Nhưng trong 6 tháng đầu năm 2023, các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản đều suy giảm do tình hình lạm phát, sức tiêu dùng suy giảm và đặc biệt tồn kho khá lớn đối với mặt hàng thời trang, đã ảnh hưởng tới tình hình đơn hàng của ngành da giầy. Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành da giày nằm trong nhóm 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, nhưng sụt giảm trên 20% so với cùng kỳ. Bên cạnh yếu tố tổng cầu giảm, điều lo lắng với ngành da giầy hiện nay là sự khan hiếm cũng như khó khăn trong nhập khẩu nguyên phụ liệu. Với các doanh nghiệp lớn, nguồn cung nguyên phụ liệu không khó do chuỗi cung lớn, nhưng khó với doanh nghiệp nhỏ vì đơn hàng đơn lẻ không nhập được, trong khi ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển.
 
Khả năng tự cung ứng chưa cao
 
Thời gian qua, mặc dù công nghiệp hỗ trợ đã được đặc biệt quan tâm và định hướng là một trong những ngành ưu tiên phát triển và được ưu đãi đầu tư. Với sự ra đời của Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ và các văn bản chính sách liên quan, hệ thống pháp luật, chính sách về công nghiệp hỗ trợ ngày càng được hoàn thiện, góp phần hỗ trợ thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ ngày càng phát triển và lớn mạnh.
 
Cụ thể, số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam ngày càng được cải thiện rõ rệt. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phần nào đáp ứng khá tốt nhu cầu trong nước và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước ngày càng tích cực sử dụng các công cụ quản lý hiện đại vào sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, trở thành nhà cung cấp cho các công ty đa quốc gia.
 
Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế và phát sinh những vấn đề mới. Việc tổ chức thực hiện một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ còn nhiều vướng mắc, thiếu nhất quán và chưa ổn định. Các chính sách phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được ưu tiên phát triển như điện tử, cơ khí trọng điểm, dệt may, da giầy,... nhằm tạo thị trường cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cũng chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước còn đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Khả năng tự cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ còn nhiều bất cập. Tình trạng nhập siêu nguyên liệu khá lớn, tỷ lệ nội địa hóa các ngành công nghiệp còn thấp. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn nhiều hạn chế về năng lực tổ chức quản lý sản xuất và công nghệ kỹ thuật; thiếu nguồn lực để đổi mới; lĩnh vực sản xuất khá giống nhau, cả về trình độ, quy mô, công nghệ và sản phẩm; chưa đủ năng lực cung cấp linh kiện và phụ tùng đáp ứng các yêu cầu để tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
 
Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Cụ thể, Việt Nam chưa có các doanh nghiệp đứng đầu chuỗi sản xuất tầm cỡ khu vực và quốc tế đóng vai trò dẫn dắt phát triển và lan tỏa trong ngành công nghiệp. Dung lượng thị trường trong nước còn nhỏ, chưa đảm bảo quy mô công suất sản xuất đối với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, trong khi đó thị trường xuất khẩu phải chịu sự cạnh tranh gay gắt đặc biệt từ các đối thủ cạnh tranh. Việt Nam gần như không có sản phẩm công nghiệp chủ lực, đủ khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu và thiếu sự chủ động về các vật liệu cơ bản. Xuất phát điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam còn thấp, năng lực yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của chuỗi sản xuất toàn cầu và khách hàng.
 
Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư và sự hỗ trợ của Nhà nước cho các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ quá ít ỏi, chưa đủ mạnh và hiệu quả, chưa tương xứng với quy mô và vai trò của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ. Nhận thức về vai trò của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong việc nuôi dưỡng nguồn thu, xây dựng nội lực và tự cường đất nước trong dài hạn còn hạn chế. Cách thức cân đối nguồn lực bao gồm bố trí nguồn lực và xây dựng chính sách cho phát triển công nghiệp còn mang tính ngắn hạn, chưa thực sự phù hợp với các định hướng phát triển. Mặt khác, việc phối hợp thực hiện các chính sách giữa các bộ, ngành và địa phương còn chưa thống nhất, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển thực tiễn, hiệu quả chưa cao. Năng lực của đội ngũ cán bộ nhiều nơi còn hạn chế, thiếu tính chủ động, sáng tạo; khả năng phân tích, dự báo, thống kê còn bất cập.
 
Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp hỗ trợ; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút, đón dòng vốn đầu tư và làn sóng dịch chuyển sản xuất của các công ty đa quốc gia; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh; theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và trên cơ sở kết quả biểu quyết của các thành viên Chính phủ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP. Trong đó, mục tiêu cụ thể với lĩnh vực công nghiệp da giày: Phát triển nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành da giày, đáp ứng mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ cung cấp trong nước đạt 75 - 80%, với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ sản xuất xuất khẩu.
 
Giải pháp trung và dài hạn
 
Vậy thì ngành da giày có những giải pháp như thế nào trong thời gian tới. Theo  Hiệp hội Da giày, túi xách (Lefaso), trong điều kiện khó lấy được đơn hàng như hiện nay cần tập trung cho các giải pháp trung hạn và dài hạn, còn trong ngắn hạn cần ưu tiên giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp hơn là thúc đẩy xuất khẩu. Để thúc đẩy xuất khẩu cần tập trung vào các giải pháp trung hạn và dài hạn, vì nếu có giải pháp gì cũng chỉ có thể khắc phục tình hình trong quý 4/2023 và tìm đơn hàng cho vụ Xuân Hè 2024, còn từ nay đến hết quý 3/2023, khó có thể nào cứu vãn được tình hình.
 
Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày, túi xách (Lefaso), để vào được thị trường EU, nơi chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu đòi hỏi chất lượng sản phẩm có tính an toàn cao hơn các sản phẩm đi thị trường khác, do vậy, sự tuân thủ của doanh nghiệp cũng phải nâng lên. Tiếp theo là các quy định về thủ tục xuất nhập khẩu, đặc biệt là chứng minh quy tắc xuất xứ, doanh nghiệp cũng phải tham gia đào tạo, thực thi. Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững, khi các sản phẩm xuất khẩu vào EU đòi hỏi các nhà máy đạt được các điều kiện về môi trường, an toàn lao động. Đạt được các tiêu chí đó khách hàng từ EU mới có thể nhập khẩu.
 
Để đáp ứng các điều kiện đó thì doanh nghiệp cũng phải cải tiến, đổi mới chất lượng nhân lực, cũng như hệ thống cơ sở sản xuất, đặc biệt là sử dụng năng lượng sạch, công nghệ xanh mới đáp ứng được tiêu chuẩn của EU. Tiêu chí xuất xứ giày dép trong EVFTA khá giống với tiêu chí xuất xứ trong quy tắc xuất xứ mới của EU dành cho da giày Việt Nam.
 
Nhìn trên tổng thể, để ngành da giày phát triển trong trung và dài hạn, cần tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da giày với  sự đồng bộ cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư từ những tập đoàn đa quốc gia; kết nối doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
 
Đến nay, hệ thống chính sách pháp luật được các bộ, ngành nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành mới hoặc điều chỉnh, bổ sung đối với ngành công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể:
 
Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 16.3.2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, trong đó Thủ tướng Chính phủ quyết định mức, thời gian ưu đãi đầu tư đặc biệt theo các tiêu chí về công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi, giá trị sản xuất trong nước đối với các dự án đầu tư quy định tại Khoản 2, Điều 20 Luật Đầu tư.
 
Nghị định số 57/2021/NĐ-CP ngày 4.6.2021 bổ sung điểm (g) Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP) về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
 
Quyết định số 337/QĐ-BTTTT ngày 26.3.2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, trong đó bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
 
Triển khai nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 115, Bộ Công thương đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách hỗ  trợ tín dụng tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, ngân sách nhà nước thực hiện cấp bù chênh lệch đối với các khoản vay trung và dài hạn của doanh nghiệp để thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Hiện tại, Bộ Công thương đã hoàn thiện Dự thảo và trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.
 
Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.