• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
22 Tháng Mười Một 2024 6:48:36 SA - Mở cửa
LONGFORM: Chuyển đổi xanh- hướng đi tất yếu, động lực cho xuất khẩu
Nguồn tin: Báo Hải quan | 25/07/2023 9:00:00 CH
 
Phát triển xanh là yêu cầu tất yếu hiện nay khi các thị trường ngày càng khắt khe, yêu cầu cao hơn về xanh hóa, phát triển bền vững. Xu hướng xuất khẩu xanh đang tạo nên luật chơi mới trong thương mại toàn cầu, đòi hỏi các nhà sản xuất phải nhanh chóng chuyển đổi để tiếp cận với các thị trường khó tính. Đi cùng xu thế, doanh nghiệp sẽ mở ra những cánh cửa mới cho tăng trưởng xuất khẩu, mở ra các thị trường mới, giảm thiểu rủi ro thị trường.
 
 
Ngày 14/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Ban Chỉ đạo COP26) chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo. Thủ tướng khẳng định, phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược, Việt Nam không đứng ngoài cuộc. Trên toàn cầu nói chung và châu Âu nói riêng, tiêu dùng xanh, sạch đã trở thành xu hướng chính thức chứ không còn là một thị trường ngách như trước đây. Nếu như trước đây các tiêu chuẩn xanh, bền vững chỉ được nhìn thấy ở các phân khúc cao cấp thì hiện nay đã trở thành các yêu cầu phổ biến trên mọi phân khúc, mọi thị trường.
 
 
Với Việt Nam, việc chuyển hướng sang kinh tế xanh và tăng trưởng xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu, mà còn là cơ hội để trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới, góp phần hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại COP26.
 
Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương và cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Mới đây nhất là Quyết định 493/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030.
 
 
Xu hướng sống xanh, tiêu dùng xanh đặt ra bài toán mới cho các doanh nghiệp Việt để phù hợp với xu thế phát triển chung và nâng cao vị thế, tăng sức cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước. Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Trung Việt Nam là doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm thực phẩm đồ hộp. Nhờ sản xuất từ nguyên liệu đến sản xuất, thành phẩm theo tiêu chí xanh, sản phẩm của doanh nghiệp đã có mặt tại nhiều thị trường cao cấp. Ông Nguyễn Đắc Trung, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Trung Việt Nam cho biết, ngoài việc phân phối sản phẩm ổn định tại các kênh siêu thị, đại lý phân phối trong nước, doanh nghiệp cũng hướng tới phát triển sản phẩm tại thị trường quốc tế. Tuy vậy, cái khó khi xâm nhập vào các thị trường này, đặc biệt là tại châu Âu, Nhật Bản chính là vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường. Trước khi sản xuất ra sản phẩm đầu tiên phải xây dựng nhà máy đủ điều kiện, được đơn vị kiểm nghiệm quốc tế chấp nhận. Khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp mất 2 tháng để kiểm định chất lượng sản phẩm bởi tổ chức chứng nhận kiểm định chất lượng quốc tế SGS để kiểm định từ nguyên liệu đến giá trị dinh dưỡng, hay chất độc hại cho cơ thể. Sau đó ghi nhận lại báo cáo và gửi sang cho Hải quan cũng như đơn vị quản lý chất lượng của Nhật Bản để kiểm định lại.
 
 
Minh Trung là một ví dụ minh chứng cho sự chủ động chuyển mình, thích ứng để mở rộng thị trướng. Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp tên tuổi lớn tiên trong phong việc sản xuất xanh, phát triển bền vững. Vừa qua,Vinamilk được xác định là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060:2014. Đây là kết quả của “hành động kép”, nỗ lực cắt giảm phát thải trong sản xuất, chăn nuôi của Vinamilk, đồng thời duy trì quỹ cây xanh của công ty để hấp thụ khí nhà kính trong nhiều năm qua.
 
 
Vinamilk công bố cắt giảm 15% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2027, cắt giảm và trung hòa 55% lượng phát thải vào năm 2035 và tiến đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 – “Net Zero” vào năm 2050. Vinamilk cũng là doanh nghiệp sữa đầu tiên của Việt Nam đã tham gia vào Sáng kiến toàn cầu của ngành sữa về “Net Zero” - Pathways to Dairy Net Zero, được sáng lập bởi Liên đoàn sữa thế giới (IDF), Khung phát triển bền vững ngành sữa (DSF), Global Dairy Platform… Đối với Vinfast cũng vậy, đây doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên và một trong số ít các nhà sản xuất ô tô trên thế giới tham gia Cam kết Khí hậu toàn cầu “The Climate Pledge” (TCP), cam kết hướng tới mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2040. VinFast cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc các đo lường và báo cáo phát thải carbon định kỳ; triển khai các chiến lược giảm phát thải theo thỏa thuận Paris thông qua các cải tiến và đổi mới trong sản xuất và kinh doanh, bao gồm cải thiện hiệu quả sản xuất, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thải nguyên vật liệu...; trung hòa các phát thải dư còn lại bằng các hiệu số bổ sung thực tế, có thể định lượng, dài hạn và có lợi cho xã hội để đảm bảo đạt mức phát thải carbon hàng năm bằng 0 vào năm 2040.
 
 
Ở góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Hữu Nghị, Chuyên gia xúc tiến xuất khẩu CBI (Hà Lan) nhìn nhận chuyển đổi sản xuất xanh tạo động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp và mang lại nhiều cơ hội như tránh được lộ trình thuế cacbon, thu hút thêm khách hàng mới, nâng cao năng lực cạnh tranh… đặc biệt là tiếp cận được các thị trường khó tính như Mỹ, EU. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất để doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất xanh là vốn đầu tư. Ngoài nguồn tín dụng xanh ưu đãi lãi suất từ các tổ chức tài chính, cần có các chính sách ưu đãi tín dụng, kích cầu đầu tư, nhằm khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn thay đổi từ công nghệ đến sản phẩm trong quá trình chuyển đổi xanh.
LONGFORM: Chuyển đổi xanh hướng đi tất yếu, động lực cho xuất khẩu
 
Tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, người tiêu dùng đang ngày càng có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới việc bảo vệ môi trường, bên cạnh chất lượng và giá cả sản phẩm. Từ đây, chuyển đổi xanh, sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, thương mại xanh… đã trở thành một xu thế phát triển tất yếu. Việc chuyển đổi xanh thành công sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có được lợi thế đáng kể khi tiếp cận các thị trường nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
 
 
Trong bối cảnh thương mại xanh ngày một phổ biến và dần được luật hoá tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, doanh nghiệp Việt không thể đứng ngoài cuộc. Giữa tháng 5/2023, Ủy ban Châu Âu ban hành quy định về thiết lập Cơ chế điều chỉnh carbon (CBAM) tại EU, đòi hỏi doanh nghiệp cần nhanh chóng thích ứng để không bị mất lợi thế cạnh tranh. CBAM sẽ bắt đầu áp dụng trong giai đoạn chuyển tiếp vào ngày 1/10/2023, giai đoạn báo cáo đầu tiên cho các nhà nhập khẩu kết thúc vào ngày 31/1/2024. Bộ quy tắc và yêu cầu đối với việc báo cáo lượng phát thải theo CBAM sẽ được cụ thể hóa trong đạo luật triển khai và sẽ được Ủy ban thông qua sau khi tham khảo ý kiến của Ủy ban CBAM, bao gồm các chuyên gia từ các quốc gia thành viên EU.
 
 
Trong bối cảnh thương mại xanh ngày một phổ biến và dần được luật hoá tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, doanh nghiệp Việt không thể đứng ngoài cuộc. Giữa tháng 5/2023, Ủy ban Châu Âu ban hành quy định về thiết lập Cơ chế điều chỉnh carbon (CBAM) tại EU, đòi hỏi doanh nghiệp cần nhanh chóng thích ứng để không bị mất lợi thế cạnh tranh. CBAM sẽ bắt đầu áp dụng trong giai đoạn chuyển tiếp vào ngày 1/10/2023, giai đoạn báo cáo đầu tiên cho các nhà nhập khẩu kết thúc vào ngày 31/1/2024. Bộ quy tắc và yêu cầu đối với việc báo cáo lượng phát thải theo CBAM sẽ được cụ thể hóa trong đạo luật triển khai và sẽ được Ủy ban thông qua sau khi tham khảo ý kiến của Ủy ban CBAM, bao gồm các chuyên gia từ các quốc gia thành viên EU.
 
LONGFORM: Chuyển đổi xanh hướng đi tất yếu, động lực cho xuất khẩu
Trong ngành bao bì, bao bì phải được làm bằng vật liệu thân thiện với môi trường và có thể tái chế hoàn toàn. Điều này sẽ tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bao bì cũng như các doanh nghiệp sử dụng bao bì cho các sản phẩm xuất khẩu. Một lĩnh vực khác có thể bị ảnh hưởng bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu là nông sản và thủy sản. Thỏa thuận Xanh đặt ra một cách tiếp cận nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường hơn, điều này sẽ yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn mới về thực hành canh tác và sản xuất lương thực bền vững, đồng thời đầu tư vào công nghệ mới và thay đổi quy trình sản xuất để giảm thiểu chất thải và giảm sử dụng hóa chất độc hại. Lấy ví dụ về tác động đối với ngành hàng, bà Phạm Châu Giang, chuyên gia cao cấp Quỹ VinaCapital nhận diện, trong 2-3 năm tới trở ngại với doanh nghiệp Việt Nam, trong đó đối với ngành nhôm, đó là vấn đề phát thải carbon. Thời gian qua Chính phủ có những động thái quyết liệt thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tiến tới trung hòa carbon vào năm 2050. Theo lộ trình hiện nay, trước mắt năm 2027-2028 các doanh nghiệp phải bước đầu đưa ra những cải tiến giảm phát thải carbon nếu không sẽ phải đối mặt với một số mức thuế, phí nhất định.
 
 
Đặc biệt khi xuất khẩu sang EU, nhôm là một trong năm ngành đầu tiên phải đóng thuế carbon nếu như không đưa ra được các giải pháp giảm phát thải carbon. Tiếp theo các nước xuất khẩu khác sẽ lần lượt áp thuế carbon nếu doanh nghiệp không chủ động chuyển đổi. Đó là vấn đề không thể không tính đến trong giai đoạn tới. Ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: xanh hoá để tăng trưởng bền vững mang lại nhiều lợi ích thiết thực cả kinh tế và giá trị vô hình góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia sâu rộng vào hội nhập kinh tế quốc tế. Xu hướng tiêu dùng của thế giới và trong nước cũng đang chuyển dịch nhanh sang các sản phẩm thân thiện với môi trường đặt ra những bài toán mới cho doanh nghiệp Việt Nam. Đó là doanh nghiệp phải nâng cao trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh, nhất là tuân thủ nghiêm các quy định về môi trường.
 
 
 
Với yêu cầu trên, doanh nghiệp cần phải chuyển đổi sản xuất xanh thông qua đầu tư khoa học, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Gắn liền với quá trình chuyển đổi là tái cơ cấu sản xuất kinh doanh, tiến tới tạm dừng sản xuất sản phẩm có phác thải lớn gây ô nhiễm môi trường và thay thế bằng các dòng sản phẩm thân thiện, tiết kiệm năng lượng. Cần có chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu xanh, góp phần phát triển Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh.
LONGFORM: Chuyển đổi xanh hướng đi tất yếu, động lực cho xuất khẩu
 
Phát triển xanh đang là xu hướng phát triển quan trọng trên toàn cầu nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững. Chẳng hạn tại Canada, các thỏa thuận tương đương hữu cơ là một phần trong cam kết liên tục của Chính phủ Canada nhằm loại bỏ các rào cản thương mại và tăng khả năng tiếp cận của người tiêu dùng đối với nhiều loại thực phẩm hữu cơ vốn đang là xu hướng của người tiêu dùng Canada.
 
 
 
Hiện 70% dân số Canada đã tiếp cận thực phẩm hữu cơ hàng ngày. Bên cạnh việc cấm đồ nhựa sử dụng dùng một lần trong dịch vụ ăn uống để chuyển sang sử dụng các đồ dùng bằng nhựa sinh học, hiện Chính phủ Canada đang xây dựng các quy tắc ghi trên bao bì nhựa sinh học. Ngoài ra, Chính phủ Canada dự kiến thành lập cơ quan quản lý nhựa liên bang nhằm quản lý lượng nhựa đưa vào nền kinh tế Canada và quản lý chặt chẽ các sản phẩm này khi hết hạn sử dụng.
 
“Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược TTX) và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 (Kế hoạch hành động) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 1/10/2021 và Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022. Tiếp sau đó, năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về tăng trưởng xanh (Ban Chỉ đạo), giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo và điều phối giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành trong quá trình triển khai Chiến lược”.
 
Tại thị trường Hàn Quốc, Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, thị trường này hiện có xu hướng thực phẩm giản tiện thay thế bữa ăn gia đình với các sản phẩm ăn liền, dễ nấu, dễ ăn đang tăng trưởng nhanh chóng tại Hàn Quốc, nhất là 5 năm trở lại đây. Cùng đó là sự lên ngôi của sản phẩm tốt cho sức khoẻ, tăng sức đề kháng như sản phẩm organic, thực phẩm dành cho người già. Bên cạnh đó là xu hướng tiêu dùng sản phẩm thay thế thịt, bảo vệ môi trường với bao bì đóng gói hạn chế sử dụng nguyên liệu từ nhựa, mô hình quản trị ESG và những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định, quy trình kiểm dịch.
 
Tại cuộc họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Quốc gia về tăng trưởng xanh tổ chức mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Chiến lược TTX bước đầu triển khai thành công, từng bước góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; mở rộng khả năng tiếp cận bình đẳng cho nhân dân về thành quả phát triển của quá trình chuyển đổi xanh; hiện thực hóa các cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về phát triển bền vững và biến đổi khí hậu, nhất là các cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050 tại Hội nghị COP26.
 
 
 
Bộ Công Thương với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp, thương mại, điều hành lưu thông hàng hóa và xuất nhập khẩu sẽ phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu đáp ứng tiêu chuẩn xanh, tạo điều kiện thúc đẩy chuyển đổi xuất khẩu xanh; Bộ Công Thương cũng tiếp tục chỉ đạo các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài bám sát, theo dõi các quy định, chính sách mới ban hành của nước sở tại, nhất là các quy định mới về tiêu chuẩn xanh đối với hàng hóa nhập khẩu cũng như cập nhật thông tin thị trường, kịp thời tham mưu chính sách và khuyến nghị, hướng dẫn giúp các địa phương, hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch, phương thức sản xuất, kinh doanh, thích ứng với điều kiện phát triển mới, đáp ứng nhu cầu, tiêu chuẩn ngày càng cao của khách hàng để phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, tại Hội nghị COP 26 năm 2021, chung tay với cộng đồng quốc tế, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết về việc đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.
 
 
 
Nhằm thực hiện nhiệm vụ giảm phát thải khí nhà kính thúc đẩy năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống, thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy bền vững, hiện nay, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính đang tập trung thực hiện cải cách hệ thống thuế, quản lý nợ công và cơ cấu lại NSNN nhằm động viên nguồn lực một cách hợp lý cho NSNN. Đồng thời, Bộ cũng cải thiện dư địa tài khóa; tạo điều kiện thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giải quyết hài hòa các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng và an sinh xã hội.