Đức đã tăng công suất lắp đặt điện gió ngoài khơi thêm 3,1% lên 8.385 megawatt (MW) trong nửa đầu năm 2023, các nhà vận động hành lang trong ngành cho biết hôm thứ Ba 25/7.
Năng lượng gió giữ vai trò trọng tâm trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo của Đức vì Berlin đặt mục tiêu tạo ra ít nhất 80% sản lượng điện vào năm 2030, cao hơn so với khoảng 50% sản lượng hiện nay, từ các nguồn năng lượng xanh như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, nhằm giảm lượng khí thải carbon.
Các tổ chức BWE, BWO, Tổ chức năng lượng gió ngoài khơi Đức, VDMA Power Systems, WAB và WindEnergy Network cho biết: “Sau nhiều năm thiếu đầu tư, ngành này đang ở giai đoạn khởi đầu để thực hiện một số lượng lớn các dự án”.
Tuy nhiên, vào đầu tháng này, hai công ty dầu mỏ lớn đã giành được gói thầu 7.000 MW, trong gói thầu này họ đồng ý trả cho nhà nước số tiền kỷ lục 12,6 tỷ euro (13,91 tỷ USD) để phát triển các địa điểm điện gió ngoài khơi. Điều này khiến các công ty trong ngành lo lắng.
Họ cho biết thiết kế đấu thầu để lại quá ít chỗ cho các nhà sản xuất thiết bị kiếm được doanh thu.
"Do đó, Luật Năng lượng gió ngoài khơi của Đức (WindSeeG) phải được sửa đổi khẩn cấp trong năm nay", họ nói.
Lĩnh vực điện gió ngoài khơi đã phải chịu sự phát triển vội vã, các vấn đề về chuỗi cung ứng, chi phí nguyên vật liệu tăng cao và một số vấn đề về chất lượng.