• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 9:08:11 CH - Mở cửa
Đột biến ở cổ phiếu trụ chưa đủ “gánh” chỉ số, lực xả vẫn rất mạnh
Nguồn tin: Vneconomy | 31/07/2023 12:39:18 CH

Diễn biến mạnh bất ngờ ở các cổ phiếu vốn hóa hàng đầu thị trường là VIC và VHM đẩy VN-Index đạt đỉnh cao nhất sáng nay ngay sau khi mở cửa. Tuy nhiên toàn bộ thời gian còn lại chỉ số trượt dần xuống với độ rộng cân bằng hơn. Đó là tín hiệu của áp lực bán gia tăng, nhất là trong bối cảnh thanh khoản HoSE sáng nay đạt ngưỡng kỷ lục kể từ giữa tháng 4/2022...

Thanh khoản khớp lệnh cao kỷ lục gần 13.200 tỷ đồng trên hai sàn sáng nay không hẳn là do giao dịch đột biến mạnh tại VIC, VHM, mà còn do lực xả lớn ở nhiều cổ phiếu khác.

Diễn biến mạnh bất ngờ ở các cổ phiếu vốn hóa hàng đầu thị trường là VIC và VHM đẩy VN-Index đạt đỉnh cao nhất sáng nay ngay sau khi mở cửa. Tuy nhiên toàn bộ thời gian còn lại chỉ số trượt dần xuống với độ rộng cân bằng hơn. Đó là tín hiệu của áp lực bán gia tăng, nhất là trong bối cảnh thanh khoản HoSE sáng nay đạt ngưỡng kỷ lục kể từ giữa tháng 4/2022.

VN-Index chốt phiên sáng tăng 0,6% tương đương 7,19 điểm trong khi đỉnh cao nhất khoảng 3 phút sau khi có giá mở cửa tăng 1,21%, tương đương +19,2 điểm. Độ rộng của chỉ số tại đỉnh là 250 mã tăng/104 mã giảm, hiện chỉ còn 248 mã tăng/197 mã giảm.

Sự bùng nổ của một vài cổ phiếu trụ lớn nhất đem lại hưng phấn cao trong giao dịch đầu phiên. VIC dĩ nhiên là mã đáng chú ý nhất khi vừa mở cửa đã tăng giá kịch trần. Những thông tin hỗ trợ liên quan không có gì mới vì nhà đầu tư đã đón nhận trước, nên lực cầu bùng phát ngay khi mở cửa. Trong phiên có nhiều thời điểm VIC xuất hiện lực xả lớn thổi bay khối lượng dư mua giá trần. Tuy nhiên cầu vẫn quá khỏe và kết phiên VIC sáng còn dư gần 4,26 triệu ở giá trần. Khoảng 10,2 triệu cổ phiếu VIC được sang tay sáng nay tương đương 562 tỷ đồng. VIC hoàn toàn có cơ hội tăng thanh khoản cao hơn nữa nếu như bên bán xả mạnh hơn. Dù vậy mức thanh khoản này cũng là kỷ lục kể từ tháng 9/2021. Chỉ với phiên kịch trần sáng nay VIC đã đạt mức giá cao nhất kể từ đầu tháng 4 vừa qua.

VHM kém hơn nhưng mức tăng 4,07% cũng là rất mạnh. Về mặt thanh khoản, VHM phiên sáng đã khớp tương đương cả ngày hôm qua và rất có tiềm năng cũng ghi nhận giao dịch kỷ lục hôm nay. Tuy nhiên VHM có tín hiệu xả rõ hơn nhiều so với VIC, từ mức tăng cao nhất 6,45% đã co lại đáng kể.

Cặp đôi VIC và VHM đem lại cho VN-Index khoảng 6,3 điểm, nghĩa là chiếm gần hết tổng mức tăng ở chỉ số này (7,19 điểm). Thanh khoản hai mã này cũng chiếm 15% tổng giá trị khớp của rổ VN30.

Nếu tính chung giao dịch của bộ ba VIC, VHM, VRE thì sáng nay thanh khoản tăng nhờ các cổ phiếu này khoảng 716 tỷ đồng so với sáng hôm qua. Tuy nhiên mức tăng thanh khoản tuyệt đối của sàn HoSE là 2.870 tỷ đồng, tương đương 31%. Điều này đồng nghĩa với thanh khoản cũng gia tăng rất mạnh ở các cổ phiếu còn lại. Do đó khi giá cổ phiếu tụt xuống khỏi mức cao nhất đầu phiên, thanh khoản lớn như vậy phải là do có lực chốt lời mạnh.

Thống kê với sàn HoSE, tới gần 84% số cổ phiếu có phát sinh giao dịch sáng nay đã tụt giá xuống thấp hơn mức đỉnh đầu phiên với biên độ khác nhau, trong đó 57% tụt quá 1%. Bất kể các cổ phiếu này còn tăng hay giảm so với tham chiếu, biên độ tụt giá trên 1% đi kèm với thanh khoản cao đều là tác động của lực bán mạnh.

Vn-Index tăng bùng nổ ngay đầu phiên nhưng chững lại rất lâu sau đó.

Tuy nhiên nhìn vào độ rộng tổng thể của VN-Index thì thị trường vẫn đang cho thấy sự phân hóa khá cân bằng, thậm chí là số tăng giá nhỉnh hơn. Điều này thể hiện quan điểm tranh thủ chốt lời khi giá tăng mạnh là chính. Gần 100 cổ phiếu bị xả trong phiên phải lùi xuống dưới tham chiếu thể hiện quan điểm chốt lời rất rõ. Trong số này có nhiều mã thanh khoản rất cao.

Nhóm bị xả lớn hàng đầu có thể điểm tới là HPG giảm 2,3% giao dịch lớn nhất thị trường với 716,5 tỷ đồng; DIG giảm 1,56% với 498 tỷ; NVL giảm 1,36% với 495 tỷ; HSG giảm 3,37% với 263,9 tỷ; MWG giảm 2,94% với 255 tỷ; DXG giảm 1,58% với 214 tỷ; FRT giảm 3,58% với 148,7 tỷ… VN-Index hiện đang có 80 mã giảm trên 1% thì 12 mã thanh khoản trên 100 tỷ đồng. Thanh khoản ở nhóm giảm trên 1% này chiếm 35,1% tổng khớp sàn HoSE.

Phía ngược lại đang có 86 cổ phiếu tăng trên 1% và thanh khoản nhóm này chiếm 36,6% sàn. Như vậy mức độ tập trung thanh khoản cũng củng cố thực tế rằng thị trường đang giằng co trên vùng giá xanh và lực bán vẫn chưa quyết liệt. Nhóm tăng với thanh khoản lớn ngoài VIC, có thêm VND tăng 2,22%, giao dịch 431,6 tỷ; EIB tăng 2,93% với 261,1 tỷ; VIX tăng 1,64% với 253,3 tỷ; ACB tăng 2,48% với 248,7 tỷ; HAG tăng 1,93% với 201,1 tỷ…

VN30 sáng nay cũng phản ánh lý do các chỉ số không tăng mạnh được mà chỉ đi ngang suy yếu dần. Các blue-chips tụt giá rất rõ, từ chỗ có tới 26 mã tăng/3 mã giảm và đều tăng khá mạnh (VN30-Index đạt đỉnh tăng 1,19%) thì đến cuối phiên sáng còn 17 mã tăng/10 mã giảm, chỉ số còn tăng 0,63%. MWG giảm 2,94%, HPG giảm 2,3% và VCB giảm 1,29% là ba cổ phiếu kém nhất.

Khối ngoại sáng nay giao dịch cân bằng và hầu như không ảnh hưởng gì đến giá cổ phiếu. Mức bán ròng là 14,7 tỷ đồng. VIC bị xả 123,8 tỷ đồng trong khi HPG bị ả 81,8 tỷ. HPG bị bán nhiều nhưng lượng bán ra chiếm chưa tới 13% tổng giao dịch nên khó có thể nói là gây sức ép. Phía mua, MBS được thỏa thuận ròng 186,8 tỷ đồng, DPM, DCM, VNM quanh 30 tỷ ròng.

Nguyễn Hoàng