• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
22 Tháng Mười Một 2024 11:00:15 CH - Mở cửa
Xu hướng hiện đại hóa cảng biển
Nguồn tin: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu | 11/08/2023 7:00:00 SA

Hiện đại hóa cảng biển theo xu hướng phát triển xanh, xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp đang là hướng đi tất yếu của ngành cảng biển, vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo vệ môi trường và tăng sức cạnh tranh.
 
TĂNG NĂNG SUẤT XẾP DỠ, TẠO CƠ HỘI CẠNH TRANH
 
Mới đi vào hoạt động được 2 năm nay, nhưng Cảng quốc tế Gemalink đã nhanh chóng vươn lên chiếm vị trí  số 1 của cả nước với nhiều thành tích nổi bật trong ngành hàng hải. Đó là, cán mốc sản lượng đạt 1 triệu TEU hàng hóa chỉ sau một năm hoạt động và 2 triệu TEU sau hai năm. Đây được coi là kết quả của quá trình đầu tư xây dựng, vận hành cảng theo mô hình hiện đại mà ở đó, hiệu quả khai thác kinh doanh đi kèm bảo vệ môi trường.
 
Ông Đỗ Công Khanh, Chủ tịch Cảng Quốc tế Gemalink, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Gemadept- Gemalink cho biết, các thiết bị khai thác tại cảng đều được đầu tư mới, là những thiết bị thông minh, hiện đại có công suất lớn như: cẩu khung e-RTG, cẩu bờ STS vận hành bằng 100% điện lưới. Việc phát triển cảng xanh, ứng dụng công nghệ, phần mềm tiên tiến và đầu tư trang thiết bị hiện đại mang đến nhiều lợi ích cho DN, gia tăng giá trị cho khách hàng. Năng suất làm hàng cao nhất tại cảng Gemalink đạt 40 container/cẩu/giờ và 208 container/tàu/giờ. Cụ thể là  trên chuyến tàu  CMA CGM MARCO POLO vào tháng 4 vừa qua. Năng suất giải phóng tàu cao, giúp tàu khởi hành sớm hơn 17 tiếng so với dự kiến; tiết kiệm hàng tỷ đồng cho khách hàng. Năng suất giải phóng tàu cao, giúp tàu khởi hành sớm hơn 17 tiếng so với dự kiến; tiết kiệm hàng tỷ đồng cho khách hàng. 
 
Trong khi đó, tại Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT) ngay từ khi đi vào hoạt động ( năm  2011) đã đầu tư hệ thống trang thiết bị hoàn toàn hoạt động bằng điện như cẩu bờ, cẩu bãi, giúp giảm thiểu lượng khí thải CO2 thay vì thiết bị hoạt động bằng dầu diesel. TCIT cũng đổi mới trang thiết bị sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tự nhiên nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động và bảo vệ môi trường; thay thế, sử dụng bóng đèn LED trên toàn bộ hệ thống cẩu bờ, cẩu bãi; phát triển hệ thống lọc sóng hài để đảm bảo hệ thống điện lưới ổn định. Năm 2021, TCIT đã thiết lập kỷ lục mới về năng suất xếp dỡ lên tới 238,08 container/giờ, năng suất trung bình cẩu đạt 47 container/giờ/cẩu. Theo đó, trong vòng hơn 14 tiếng làm hàng, TCIT đã  xếp dỡ tổng cộng 3.311 container (tương đương 4.797 TEU) cho tàu ONE COLUMBA thuộc tuyến dịch vụ FPE của liên minh THE. 
 
Không chỉ có 2 cảng trên, hầu hết các cảng tại CM-TV, hiện đều đã đầu tư cải tạo trang thiết bị, chuyển từ chạy dầu sang sử dụng điện hoặc các nhiên liệu sạch cho cần cẩu, xe chạy trong cảng. Đồng thời, xây dựng được những giải pháp giảm bụi trong không khí, giảm tiếng ồn như sử dụng sà lan để vận chuyển hàng thay vì xe container.
 
Đánh giá từ các chuyên gia cảng biển cho thấy, việc đầu tư trang thiết bị hiện đại còn giúp các cảng tăng năng lực thông qua với công suất thực tế có thể tăng tối thiểu 20% và tiết kiệm chi phí giấy tờ. Cùng đó, tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng xu hướng tiêu chuẩn xanh toàn cầu và góp phần tạo động lực thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
 
 
 XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CẢNG XANH
 
Tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP 26 diễn ra tại Scotland (Anh), diễn ra tháng 7/2022, có 22 quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản... đã ký vào Tuyên bố Clydebank thông báo thiết lập các tuyến vận tải không phát thải (hành lang xanh). Mục tiêu đến năm 2025, thiết lập ít nhất 6 tuyến hành lang vận tải biển xanh kết nối giữa các cảng.
 
Ông Trần Khánh Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội cảng biển Việt Nam cho biết, đây là sức ép để các DN cảng biển tại Việt Nam buộc phải đi theo xu hướng của thế giới. Tuy nhiên, chính các DN cũng được hưởng nhiều lợi thế và cơ hội khi xanh hóa cảng. Bởi thực tế, việc đầu tư trang thiết bị không chỉ để “xanh”, còn giải quyết bài toán tăng năng lực. Cảng có công suất tốt, năng suất cao sẽ có thế mạnh cạnh tranh cao so với các cảng nhỏ, đầu tư manh mún. Các hãng tàu lớn trên thế giới đang thiết lập vòng tròn logistics sử dụng năng lượng xanh, sạch. Chỉ cảng nào đáp ứng được yêu cầu này mới được tham gia vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu.
 
Theo ông Dương Thanh Khang, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP  Cảng Tổng hợp Thị Vải, để xây dựng cảng xanh, cảng thông minh, cần chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong khai thác, vận hành cảng và ứng dụng công nghệ thông tin để bảo vệ môi trường, bảo vệ vùng xanh. Do đó, cần phải có đội ngũ nhân sự chất lượng cao thích nghi với thời đại công nghệ số, đáp ứng yêu cầu phát triển cảng biển bền vững mà hạt nhân là cảng xanh, cảng thông minh.
 
Về vấn đề này, ông Bùi Văn Quỳ, Chủ tịch Hiệp hội Cảng biển Đông Nam Á (APA)  cho rằng, nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề cấp thiết đối với việc phát triển cảng thông minh, bền vững. Để giải quyết bài toán nguồn nhân lực, ngành cảng biển xác định hai nhiệm vụ chiến lược đồng thời là đẩy nhanh đào tạo ngắn hạn cho DN cảng biển vừa và nhỏ nhằm bổ sung lượng lao động đang thiếu hụt; tập trung đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu để có đội ngũ nhân sự và chất lượng nguồn nhân lực ngang bằng trình độ quốc tế. 
 
Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Tổng Thư ký APA, Tổng Giám đốc Cảng quốc tế Cái Mép chia sẻ, muốn cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, phải cải thiện các yếu tố cấu thành như: trình độ người lao động; nhận thức của cán bộ, nhân viên về phát triển bền vững; sự sáng tạo, thái độ và tính kỷ luật trong công việc... Cho nên, các cảng biển khu vực Đông Nam Bộ cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực hợp lý để thực hiện mục tiêu xây dựng cảng xanh, thông minh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
 
Bài, ảnh: TRÀ NGÂN