Sau khi trừ đi các chi phí, doanh nghiệp báo sau thuế 164 tỷ đồng, tăng 10,8%. Như vậy, tình trung bình mỗi ngày trong năm 2022, doanh nghiệp kinh doanh nước sạch bỏ túi gần 500 triệu đồng.
Vừa qua, đầu tháng 7, Hà Nội đã chính thức tăng giá bán lẻ nước sinh hoạt. Cụ thể, hộ gia đình sử dụng mỗi tháng trên 10 đến 20m3, giá nước sáu tháng cuối năm sẽ tăng từ 7.052 lên 8.800 đồng/m3 và lên 9.900 đồng/m3 vào năm 2024; sử dụng trên 20 đến 30m3, giá tăng từ 8.669 lên 12.000 đồng và lên 16.000 đồng/m3 vào năm 2024.
Mức giá cao nhất với nước sinh hoạt sẽ là 27.000 đồng/m3 khi sử dụng trên 30m3 một hộ mỗi tháng vào năm 2024.
Với khối cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và phục vụ mục đích công cộng, giá nước sạch trong sáu tháng cuối năm là 12.000 đồng/m3 và năm 2024 là 13.500 đồng/m3. Với cơ sở sản xuất, giá nước 15.000 đồng/m3 trong sáu tháng cuối năm 2023 và tăng lên 16.000 đồng/m3 năm 2024.
Giá nước cho hoạt động kinh doanh dịch vụ cao nhất - 27.000 đồng/m3 trong sáu tháng cuối năm và tăng lên 29.000 đồng/m2 năm 2024.
Tại địa bàn Hà Nội, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (Hawaco; Nước sạch Hà Nội) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được chuyển đổi tổ chức hoạt động theo hình thức Công ty Mẹ – Công ty Con tại Quyết định số 367/QĐ-UBND ngày 22.1.2008 của UBND Thành phố Hà Nội.
Hawaco được quản lý cấp nước trực tiếp 7 Quận nội thành (Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Tây Hồ, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm); Phụ cận một phần 3 huyện ngoại thành (Thanh Trì, Mê Linh, Đông Anh) và khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Quản lý cấp qua đồng hồ tổng cho Công ty Cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội (Công ty con), Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh nước sạch số 3 Hà Nội để cấp nước cho 2 Quận Long Biên, Hoàn Kiếm và phụ cận còn lại 4 huyện (Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh).
Theo dữ liệu tài chính hợp nhất năm 2022 được công bố, Hawaco có doanh thu thuần đạt 2.060 tỷ đồng, tăng 6,5 % so với năm 2021. Cùng chiều, giá vốn bỏ ra cũng tăng so với năm 2021 lên mức 969 tỷ đồng. Năm 2022, Hawaco có khoản lãi gộp đạt 1.091 tỷ đồng, tăng nhẹ so với một năm trước đó.
Sau khi trừ đi các chi phí, doanh nghiệp báo sau thuế 164 tỷ đồng, tăng 10,8%. Như vậy, tình trung bình mỗi ngày trong năm 2022, doanh nghiệp kinh doanh nước sạch bỏ túi gần 500 triệu đồng.
Về tình hình tài chính, kết thúc năm 2022, tổng tài sản của Hawaco giảm nhẹ so với năm 2021 về mức 6.228 tỷ đồng. Về chất lượng tài sản, Hawaco đang có hơn 1.500 tỷ đồng gửi ngân hàng hưởng theo lãi suất.
Doanh nghiệp có hơn 8 tỷ nợ xấu và giá trị ước tính có thể thu hồi chỉ khoảng hơn 650 triệu (tương đương gần 8%). Giá trị hàng tồn kho của Hawaco tăng 11,8 % so với cùng kỳ lên mức 123 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ đang tiêu tốn một khoản rất nhỏ để dự phòng trị giá 316 triệu đồng.
Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của Hawaco đang ở mức 2.430 tỷ đồng, giảm nhẹ so với khi kết thúc năm 2021. Trong đó, nợ vay tài chính đang ở mức 1.763 tỷ đồng, giảm nhẹ so với thời điểm năm trước. Vốn chủ sở hữu của Hawaco tiếp tục tăng sau 1 năm lên mức 3.798 tỷ đồng.
Mặc dù liên tục báo lãi nhưng kết thúc năm, lưu chuyển tiền thuần của Hawaco đang âm 133 tỷ đồng do dòng tiền đầu tư đang âm 528 tỷ và dòng tiền tài chính âm 93 tỷ đồng, nguyên nhân đến từ việc Hawaco chi tiền cho mua sắm tài sản cố định, dài hạn và trả nợ gốc vay.