• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:17:14 CH - Mở cửa
Xin lùi tiến độ 14 năm, metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo "đội vốn" gần gấp đôi
Nguồn tin: Vneconomy | 24/08/2023 3:28:27 CH

Trong kiến nghị gửi Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư tuyến đường sắt đô thị (metro) số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, UBND TP. Hà Nội đề xuất điều chỉnh chiều dài phần đi ngầm và đi trên cao, tăng tổng mức đầu tư lên 35.588 tỷ đồng và điều chỉnh thời gian hoàn thành đến năm 2031...

Tổng mức đầu tư tăng 16.033 tỷ đồng (tương đương 82%) và thời gian hoàn thành thêm 14 năm so với quyết định phê duyệt dự án vào năm 2008.

UBND TP. Hà Nội vừa trình Chính phủ về việc đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

NHỮNG LÝ DO GÂY "ĐỘI VỐN"

Cụ thể, Hà Nội đề nghị điều chỉnh tổng chiều dài toàn tuyến là 11,5km; trong đó có 8,9km đi ngầm và 2,6km đi trên cao. Theo đó, chiều dài phần đi ngầm và đi trên cao thay đổi so với báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt năm 2008 là 8,5km đường đi ngầm và 3km đi trên cao do thay đổi phương án trắc dọc đoạn chuyển tiếp từ phần cầu cạn sang phần hầm. Đồng thời, thay đổi phạm vi giữa hai phần trên cao và phần ngầm.

Lý giải nguyên nhân xin điều chỉnh, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội cho biết, dự án được nghiên cứu lập tại giai đoạn năm 2007 - 2008.

"UBND TP. Hà Nội cũng đề xuất điều chỉnh dự án gồm 10 đoàn tàu thay vì 14 đoàn tàu như quyết định cũ; điều chỉnh tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án lên 51,37ha thay vì 49,06ha, tăng 2,31ha. Sơ bộ tổng mức đầu tư là 35.588 tỷ đồng, tăng 16.033 tỷ đồng (tương đương 82%) so với quyết định phê duyệt dự án vào năm 2008."

Khi đó ở Việt Nam chưa có đầy đủ các định mức, đơn giá áp dụng cho loại công trình đường sắt đô thị nên việc xác định tổng mức đầu tư của đơn vị tư vấn đưa ra chỉ là dựa trên cơ sở suất đầu tư của các công trình tương tự đã và đang được xây dựng ở châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ…thực hiện từ những năm 2000.

Mặc dù đã cập nhật suất đầu tư các dự án và xem xét đến sự tương thích với điều kiện thi công và mặt bằng giá của TP. Hà Nội tại thời điểm năm 2008, nhưng do còn mang tính chất bình quân đối với một dự án mà chưa xem xét đầy đủ đến các yêu cầu an toàn cao; chưa tính toán đủ tổ chức vận hành, khai thác, bảo dưỡng.

Theo đó, nguyên nhân sơ bộ tổng mức đề nghị điều chỉnh tăng 82% so với tổng mức ban đầu là thay đổi về quy mô đầu tư, làm sơ bộ tổng mức đầu tư tăng 2.840 tỷ đồng (khoảng 15%); thay đổi về tỷ giá quy đổi, làm sơ bộ tổng mức đầu tư tăng 1.329 tỷ đồng (khoảng 6,8%).

Các nguyên nhân về giá làm sơ bộ tổng mức đầu tư tăng 5.279 tỷ đồng (khoảng 27%). Bên cạnh đó, việc thay đổi về chế độ chính sách và các quy định của nhà nước liên quan đến việc xác định và quản lý chi phí đầu tư làm sơ bộ tổng mức đầu tư tăng 6.537 tỷ đồng (khoảng 33,2%).

Dự án cũng xin được đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện từ năm 2009 đến năm 2031. Trong đó, hoàn thành vào năm 2029 và 2 năm đào tạo, vận hành, bảo dưỡng. Như vậy, so với mốc tiến độ ban đầu (2009 - 2015), dự án đã xin lùi thời gian hoàn thành thêm 14 năm.

RỐT RÁO GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐỂ RỘNG ĐƯỜNG TRIỂN KHAI 

Theo báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được UBND TP. Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 2054 ngày 13/11/2008, tổng mức đầu tư dự án là 19.555 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ODA là gần 16.500 tỷ đồng; vốn đối ứng do ngân sách TP. Hà Nội bố trí là hơn 3.000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2009 - 2015.

Trước đó, theo Nghị quyết được HĐND TP. Hà Nội thông qua đầu tháng 7/2023, tổng mức đầu tư dự án được điều chỉnh lên gần 35.588 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ODA được điều chỉnh là gần 29.700 tỷ đồng; vốn đối ứng ngân sách thành phố là hơn 5.900 tỷ đồng.

"Từ năm 2015, dự án gặp phải vướng mắc về vị trí nhà ga ngầm C9 - ga hồ Hoàn Kiếm liên quan đến ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho đến năm 2022, vị trí ga C9 đã được Thường trực Chính phủ chấp thuận."

Tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo là tuyến đường sắt đô thị kêt nối khu đô thị mới với khu vực đô thị trung tâm thành phố. Chiều dài toàn tuyến là 11,5 km, với 10 vị trí nhà ga và 1 Depot đặt tại phường Xuân Đỉnh.

Sau khi được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua, UBND thành phố tiếp tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và triển khai các bước tiếp theo để sớm đưa dự án vào triển khai.

Theo báo cáo, phục vụ triển khai dự án, tính đến nay, công tác giải phóng mặt bằng khu vực depot (hơn 17 ha) đã hoàn thành 100% diện tích đất nông nghiệp, đất cơ quan, đất quốc phòng. Phần đất ở đang được thực hiện các thủ tục kiểm đếm.

Đối với mặt bằng phần ga trên cao đã giải phóng được khoảng 92%. Phần ga ngầm đã thực hiện giải phóng mặt bằng được 79% diện tích.

Anh Tú