• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,61 +9,91/+0,80%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:55:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,61   +9,91/+0,80%  |   HNX-INDEX   223,80   +1,55/+0,70%  |   UPCOM-INDEX   92,15   +0,33/+0,36%  |   VN30   1.302,32   +10,38/+0,80%  |   HNX30   476,30   +4,56/+0,97%
26 Tháng Mười Một 2024 11:03:57 SA - Mở cửa
PHP: Smart Gate – Bước chuyển đổi số quyết đoán tại cảng Tân Vũ
Nguồn tin: Doanh nghiệp công bố | 22/09/2023 9:00:00 CH
Vận tải là một trong những ngành tiên phong “mở đường” đổi mới trong điều hành, chuyển đổi số. Điển hình ở mảng vận tải – logistics cảng biển, hiện tất cả các thao tác giao nhận container qua cổng Cảng Tân Vũ đều được tự động hóa thông qua ứng dụng hệ thống Smart Gate.
 
 
100% cao tốc trên toàn quốc triển khai thu phí tự động không dừng (ETC) từ ngày 1/8/2022. Các phương tiện không dán thẻ định danh và không sử dụng dịch vụ thu phí ETC sẽ bị từ chối phục vụ, buộc phải đi trên các tuyến đường song hành kém tiện nghi, tốc độ thấp hơn, với trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt rất nặng. Kết quả của những chỉ đạo quyết liệt, hệ thống ETC thật sự đem lại hiệu quả xã hội, các doanh nghiệp được hưởng “quả ngọt”, người dân lưu thông thuận tiện hơn.
 
Quản lý, khai thác cảng biển cũng không đứng ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp tham gia, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Xe qua cổng tự động được nhận dạng; thanh toán không dùng tiền mặt; thời gian thực hiện các lệnh, thủ tục điện tử, xác nhận vị trí container được tính bằng giây… là những tiện ích các doanh nghiệp cảng biển mang đến phục vụ khách hàng. Đó là đổi mới trong chiến lược kinh doanh gắn với chuyển đố số được các doanh nghiệp cảng biển áp dụng trong thời gian qua.
 
 
Chuyển đổi số đã thể hiện ngay thành quả
 
Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng là cảng biển đầu tiên tại khu vực phía Bắc thành công ứng dụng công nghệ để tự động hóa các tác nghiệp giao nhận hàng hóa tại cổng (Smart Gate). Sau thời gian thử nghiệm và hoàn thiện sản phẩm, đến nay, tất cả các thao tác giao nhận container qua cổng Cảng Tân Vũ (1 trong 5 cảng của CTCP Cảng Hải Phòng) đều được tự động hóa thông qua ứng dụng hệ thống Smart Gate.
 
 
 
Smart Gate là một giải pháp thông minh cho các tác nghiệp giao nhận container tại cổng. Khách hàng (lái xe, đơn vị vận tải) sau khi có lệnh giao nhận điện tử sẽ tiến hành phân xe, gắn moóc hoặc ủy quyền vận chuyển với các phương tiện trước khi đến cảng để giao nhận hàng. Khi tới khu vực cổng cảng, hệ thống Smart Gate tự động kiểm tra, nhận dạng mã container, nhận diện biển số xe đầu kéo, rơ-moóc và chụp ảnh, lưu trữ hình ảnh các bề mặt vỏ container, tự động gửi phiếu vị trí (Position) qua App Container Driver cho lái xe và đồng thời thông báo trên bảng điện tử tại cổng vị trí giao nhận container.
 
Khi các thông tin đã chính xác, hệ thống sẽ tự động mở Barie để xe vào khu vực bãi container trong cảng để thực hiện các dịch vụ do khách hàng đã đăng ký. Sau khi hoàn thành các thủ tục trong bãi, khách hàng lái xe ra cổng, hệ thống nhận dạng mã container, biển số xe đầu kéo, rơ-moóc kích hoạt chụp ảnh, ghi hình ảnh các bề mặt vỏ container (nếu có) và tự động gửi phiếu giao nhận điện tử (eEIR) qua App (Container Driver) cho lái xe để hoàn thành tác nghiệp giao nhận container tự động.
 
Trước đây, khi thực hiện thủ tục giao nhận tại cổng, lái xe phải trình lệnh giao nhận giấy và các chứng từ khác (nếu có), nhân viên giao nhận của cảng kiểm tra thông tin, tình trạng đăng kiểm, tải trọng cho phép của xe, số Seal, tình trạng container, đồng thời nhập số xe đầu kéo, rơ-moóc, số container, VGM và các thông tin liên quan vào phần mềm PL-TOS, nhân viên giao nhận in phiếu vị trí container giao cho lái xe. Thời gian thực hiện thủ tục tại cổng trước đây từ 3 – 5 phút/xe. Sau khi ứng dụng Smart gate, thời gian hệ thống tự động nhận diện và chụp ảnh giảm xuống còn 10 – 25 giây/xe.
 
Khi tới khu vực cổng cảng, hệ thống Smart gate tự động kiểm tra, nhận dạng mã container, nhận diện biển số xe đầu kéo, rơ-moóc và chụp ảnh, lưu trữ hình ảnh các bề mặt vỏ container, tự động gửi phiếu vị trí (Position) qua App Container Driver cho lái xe và đồng thời thông báo trên bảng điện tử tại cổng vị trí giao nhận container. Ảnh Đức Mạnh
 
Khi tới khu vực cổng cảng, hệ thống Smart gate tự động kiểm tra, nhận dạng mã container, nhận diện biển số xe đầu kéo, rơ-moóc và chụp ảnh, lưu trữ hình ảnh các bề mặt vỏ container, tự động gửi phiếu vị trí (Position) qua App Container Driver cho lái xe và đồng thời thông báo trên bảng điện tử tại cổng vị trí giao nhận container.
 
Việc triển khai Smart gate là bước tiếp theo của phần mềm dịch vụ cảng điện tử ePort và là thay đổi mạnh mẽ trong lộ trình chuyển đổi số, thay đổi, cải tiến quy trình làm việc tại cảng và tương tác với khách hàng, giảm thời gian, tiết kiệm chi phí cho khách hàng và hạn chế sai sót; cung cấp dịch vụ điện tử cho khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ của Cảng, giúp khách hàng xây dựng kế hoạch và điều hành sản xuất chính xác, tăng năng suất, hiệu quả hoạt động của cảng và các đối tác, khách hàng.
 
Ông Lê Mạnh Cường – Đội trưởng Đội giao nhận tổng hợp công nghệ cảng Tân Vũ cho biết, khi dịch Covid-19 diễn ra, việc tiếp xúc giấy tờ hạn chế. Theo đó buộc phải có phương án để khắc phục vấn đề trên nhằm giữ cho nhịp lưu thông hàng hoá được ổn định. Do đó, ban lãnh đạo cảng Tân Vũ đã quyết tâm nghiên cứu, xây dựng phương án, mời nhà thầu trong khoảng thời gian dài cho hệ thống cổng tự động.
 
Ông Cường nhấn mạnh: “Việc áp dụng Smart Gate giúp cho cảng tiết kiệm được nhân lực và thời gian. Trước đó, mỗi làn xe cần một nhân viên nhưng khu áp dụng Smart gate thì 8 làn xe chỉ cần 6 nhân viên. Hơn nữa, sau khi triển khai hệ thống cổng tự động thì gần như tuyệt đối không còn xảy ra tình trạng giao nhận nhầm tại cảng”.
 
 
Là một trong những lái xe vận chuyển hàng hoá trực tiếp qua cổng cảng, anh Tú chia sẻ: “Thời điểm trước khi Cảng Tân Vũ chưa triển khai ePort, khi có tờ khai thông quan, khách hàng phải xuống cảng để thực hiện ký giám sát và đổi lệnh tại quầy thương vụ. Việc này mất khá nhiều thời gian, chi phí đi lại. Đến nay, khách hàng đăng ký tài khoản chủ động thực hiện các thủ tục, thanh toán online, giảm đáng kể bất cập trước đó.
 
Do đó theo cánh lái xe thì cổng tự động hoá là sự đột phá. Các thao tác khi đã có tờ khai ePort tương đối nhanh và dễ sử dụng, như đăng ký xe, rơ – moóc, thông tin lái xe. Tất cả đều theo form biểu mẫu. Thao tác để hoàn thành 1 xe chỉ mất từ 1-2 phút. Để nhanh hơn và để thuận lợi hơn các các lái xe mới nên tải trước ứng dụng Driver container, số điện thoại đăng ký trùng với điện thoại thông tin lái xe trên eport”.
 
Quyết liệt số hoá vì lợi ích khách hàng và tạo “cảm hứng” cho đối tác 
 
Trong thời gian đầu triển khai, người sử dụng còn chưa quen với hệ thống, thủ tục phối hợp giữa các đơn vị liên quan còn gặp nhiều vướng mắc. Với phương châm “Khách hàng là trung tâm, là mũi nhọn của chuyển đổi số”, Cảng Hải Phòng đã tổ chức hội nghị trao đổi, thảo luận với khách hàng về hoạt động giao nhận hàng hóa trong thời gian đầu triển khai hệ thống giao nhận cổng tự động Smart gate tại Chi nhánh Cảng Tân Vũ. Đây là một trong những nỗ lực của Ban Lãnh đạo Cảng Hải Phòng giúp khách hàng làm quen với hệ thống, đồng thời lắng nghe những ý kiến phản hồi để tiếp tục hoàn thiện hệ thống Smart gate theo hướng tối ưu những tiện ích và thuận lợi cho khách hàng.
 
Ông Chu Minh Hoàng – Phó Tổng Giám đốc Cảng Hải Phòng cho biết chia sẻ với những khó khăn của các công ty vận tải trong thời gian đầu triển khai hệ thống Smart gate; tuy nhiên chuyển đổi số là một xu hướng phát triển tất yếu, Cảng Hải Phòng với vai trò là cảng biển hiện đại hàng đầu khu vực không thể đứng ngoài cuộc. Những giải pháp công nghệ được ứng dụng sẽ mang lại rất nhiều những tiện ích không chỉ cho Cảng Hải Phòng mà còn cho các khách hàng, hãng tàu. Ông mong muốn các đơn vị sẽ cùng phối hợp để triển khai hệ thống đạt hiệu quả cao.
 
 
Ông Chu Minh Hoàng – Phó Tổng Giám đốc Cảng Hải Phòng rất chia sẻ với những khó khăn của khách hàng, hãng tàu trong thời gian đầu triển khai hệ thống Smart gate
 
Qua nghe các ý kiến được chia sẻ, lãnh đạo Cảng Tân Vũ đã trực tiếp giải đáp những vướng mắc của khách hàng thuộc thẩm quyền xử lý của cảng; yêu cầu các bộ phận liên quan rà soát lại quy trình xử lý công việc, kiểm tra và xử lý những khâu còn vướng mắc trong quá trình tác nghiệp tại cảng. Nhờ đó, đến nay, cảng đạt tỷ lê 100% các chủ hàng, vận tải đều áp dụng Smart gate. Dự kiến, cuối năm, cảng Tân Vũ sẽ ra mắt phần mềm quản lý container trên bãi để phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng.
 
 
Dự án đầu tư xây dựng hai bến container số 3, 4 thuộc cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng có tổng mức đầu tư hơn 6.900 tỷ đồng, gồm hai bến container số 3, 4 có tổng chiều dài 750 m, rộng 50 m
 
Cùng với đó, quá trình triển khai mở rộng quy mô của cảng Hải Phòng vẫn tiếp tục trên đà tăng tốc, dự án đầu tư bến container số 3 và số 4, thuộc cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) dự kiến sẽ đưa vào khai thác trong qúy II năm 2024 thay vì qúy IV như dự tính trước đó.
 
Hiện tại, các hạng mục thi công của dự án đều đạt tiến độ. Các hạng mục thi công tiếp theo của gói thầu EC như khảo sát toàn bộ dự án, thiết kế và thi công xây dựng cầu cảng, nạo vét, kè sau cầu, san lấp cũng đang được thực hiện. Dự án đã giải ngân được hơn 65% kế hoạch năm. Nhà thầu đang trong giai đoạn hoàn thành các bến container trước tháng 5-2024, hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2025.
 
Dự án đầu tư xây dựng hai bến container số 3, số 4, thuộc cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại khu bến Lạch Huyện (thành phố Hải Phòng) có tổng mức đầu tư hơn 6.900 tỉ đồng. Dự án gồm hai bến container số 3, 4 với tổng chiều dài 750m, rộng 50m; đầu tư các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật, thiết bị đồng bộ, đáp ứng sản lượng hàng hóa thông quan 1,1 triệu Teus/năm.