• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 6:26:42 SA - Mở cửa
Giá gas hôm nay ngày 6/9/2023: Lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung
Nguồn tin: Báo Công thương | 06/09/2023 8:53:10 SA

Giá gas hôm nay ngày 6/9/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 0,12%, ở mức 2,57 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 6/9/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới đã giảm nhẹ 0,12% xuống mức 2,57 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2023.

Tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm và 4 lần tăng

Na Uy đang cung cấp 1/3 lượng khí đốt sử dụng ở châu Âu. Doanh thu từ công nghiệp năng lượng của nước này trong năm 2022 đã tăng hơn 100 tỉ USD. Trong năm 2022, sản lượng khí đốt của quốc gia này đã tăng 8%.

Chính nguồn cung khí đốt từ Na Uy đã giúp các gia đình châu Âu có thể sưởi ấm và sử dụng điện sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ. Đồng thời, quốc gia này trở thành nguồn cung lớn nhất của châu Âu thay cho Nga.

Tuy nhiên, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu có nguy cơ tiếp tục tăng do xuất khẩu của Na Uy sụt giảm và chạm đáy trong vòng 1 năm, thêm vào đó thị trường khí đốt toàn cầu đang đứng trước nguy cơ bị gián đoạn có thể xảy ra tại các cơ sở xuất khẩu quan trọng ở Australia, gây áp lực lên giá khí đốt toàn cầu.

Các công nhân tại các dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Gorgon và Wheatstone của Chevron ở Australia đang lên kế hoạch tổng đình công trong 2 tuần kể từ ngày 14/9. Điều này cho thấy sự leo thang đáng kể trong tranh chấp về tiền lương và điều kiện làm việc, một liên minh công đoàn cho biết hôm 5/9.

Australia là nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới và những tranh chấp đang diễn ra đã gây ra biến động trên thị trường khí đốt tự nhiên, do các nhà giao dịch lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung lâu dài.

Đình công kéo dài có thể làm gián đoạn xuất khẩu LNG và gia tăng sự cạnh tranh đối với nhiên liệu siêu lạnh này, buộc người mua châu Á phải trả giá cao hơn người mua châu Âu để thu hút các lô hàng LNG.

Trang Upstream Online đưa tin, các quốc gia châu Âu đã gửi khoảng 1,1 tỷ m3 khí đốt đến Ukraine vào tháng 8/2023 để lưu trữ dưới lòng đất gần biên giới phía tây, khi họ đã gần như lấp đầy các cơ sở lưu trữ trong nước và Nga có khả năng sẽ ngưng xuất khẩu qua đường ống qua Ukraine trong mùa đông này.

Trong nửa đầu năm nay, Ukraine đã nhập khoảng 800 triệu m3 từ các hệ thống kết nối tại biên giới với Slovakia, Hungary, Moldova và Ba Lan, theo cơ quan truyền tải khí đốt của nước này, Operator GTS Ukrainy.

Trong số 1,1 tỷ m3 được nhập khẩu, khoảng 66% được lưu trữ cho các đơn đặt hàng trong tương lai, và họ được phép lưu trữ khí trong vòng 3 năm mà không phải trả thuế quan. Phần còn lại sẽ được xuất khẩu.

Ukraine cũng ước tính có khoảng 31 tỷ m3 công suất lưu trữ khí đốt dưới lòng đất trong các hầm chứa chuyên dụng ở độ sâu từ 400 - 2.000 m. Trong số đó, có khoảng 25 tỷ m3 lưu trữ ở gần biên giới phía tây của Ukraine với các quốc gia châu Âu.

Trong khi đó, mới đây, Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết, nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của Áo - OMV, đã ký hợp đồng với tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đến năm 2040 và không dễ rút khỏi hợp đồng này.

Chính phủ Áo đang nỗ lực để tìm nguồn nhiên liệu, cho phép nước này trở nên “độc lập hơn” với tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom.

Ông Karl Nehammer cũng tiết lộ, Áo đang mở rộng các đường ống nối nước này với nước láng giềng Đức và Italy với hy vọng tìm được nguồn khí đốt thay thế. Ông cũng đề cập đến Croatia như một đối tác khả thi cho vấn đề này.

Hồi tháng 7, Giám đốc điều hành OMV Alfred Stern tuyên bố, công ty này sẽ tiếp tục mua khí đốt của Nga miễn là hợp pháp, theo quy định của EU. Ông Alfred Stern cũng cảnh báo, việc đặt ra các hạn chế đối với khí đốt nhập khẩu từ Nga sẽ đẩy giá lên cao.

Theo ông Alfred Stern, từ bỏ khí đốt của Nga là điều không thể đối với Áo, vì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế và an ninh năng lượng của nước này.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 9/2023 tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp theo đà tăng của giá gas trên thị trường thế giới. Cụ thể, các hãng gas tăng giá với loại bình gas 12kg có mức tăng 33.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 2.750 đồng/kg.

Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 9/2023 tại thị trường Hà Nội là 413.160 đồng/bình dân dụng 12kg; 1.652.640 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt tăng 33.000 đồng/bình 12kg và 132.000 đồng/bình 48kg (đã bao gồm VAT).

Tương tự, từ ngày 1/9, giá bán gas SP của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro) tăng 2.750 đồng/kg (đã gồm VAT), tương đương tăng 33.000 đồng/bình 12kg. Với mức tăng này, mỗi bình gas SP 12kg sẽ được bán ở mức 406.500 đồng.

Các sản phẩm gas bán lẻ của City Petro cũng tăng 124.000 đồng loại bình gas 45kg, 137.500 đồng đối với bình gas 50kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng đối với loại bình gas 12kg của hãng này là 444.000 đồng sau tăng giá.

Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam cho biết, giá gas của hãng tăng 2.750 đồng/kg (đã bao gồm VAT).

Nguyên nhân giá gas bán lẻ tháng 9/2023 tăng là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 9/2023 ở mức 555 USD/tấn, tăng 90 USD/tấn so với tháng trước đó. Bên cạnh đó, sự biến động tỷ giá ngoại tệ VND/USD cũng khiến giá gas nhập khẩu tăng lên khiến Tổng Công ty Gas Petrolimex phải thực hiện điều chỉnh theo mức tăng tương ứng.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7) và 4 lần tăng (tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 9).

Quỳnh Nga