• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 3:24:41 CH - Mở cửa
Dự báo nóng đường đi của giá gạo năm 2024
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 10/01/2024 10:57:18 SA

Dù có những yếu tố khách quan khó đoán định nhưng chuyên gia, doanh nghiệp đều đánh giá thị trường của ngành lúa gạo trong năm 2024 sẽ tiếp tục khả quan. Tuy vậy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn phụ thuộc khá lớn vào động thái của Ấn Độ về việc có xem xét dỡ bỏ lệnh cấm.

Ngành lúa gạo được đánh giá là trải qua một năm "được mùa được giá". Bộ NN&PTNT cho biết, năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 8,29 triệu tấn gạo, đem về giá trị 4,78 tỷ USD, tăng 16,7% về khối lượng và tăng 38,4% về giá trị so với năm 2022. Đây là con số cao kỷ lục trong hơn 30 năm tham gia xuất khẩu gạo.

Xuất khẩu gạo lập kỷ lục trong hơn 30 năm qua

Tại tọa đàm “Giải pháp đường dài cho xuất khẩu gạo”, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), cho biết ngành lúa gạo năm 2023 đã ghi nhận sự nỗ lực rất lớn của các địa phương, nông dân, các doanh nghiệp. Trong năm, có những lúc thị trường rất căng thẳng, có dấu hiệu tưởng chừng như Việt Nam sắp cấm xuất khẩu gạo như năm 2008 hay 2021. Năm đó, cấm xuất khẩu gạo dẫn đến nhiều hệ lụy – bị gián đoạn 1 tháng khi gạo tồn đọng.

Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo trong năm 2024. 

Tuy nhiên, Chính phủ đã không ra quyết định cấm xuất khẩu gạo khi chứng minh Việt Nam vẫn bảo đảm an ninh lương thực trong nước, tăng xuất khẩu. Năm 2023, giá vật tư thấp, lợi nhuận nông dân tăng kép khi giá lúa gạo tăng. Đánh giá thành công về xuất khẩu gạo là dành cho cả chuỗi, không có tình trạng bên này lời, bên kia lỗ.

Lý giải vì sao giá gạo Việt Nam cao hơn Thái Lan trong năm vừa qua, GS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Nam Cần Thơ, đánh giá gạo ngắn ngày của Thái Lan không thơm như Việt Nam. Đây không hẳn là do Ấn Độ, Thái Lan bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, mà là do gạo Việt Nam khởi sắc lên nhờ giống mới - còn Thái Lan, Ấn Độ không có. Do đó, giá cao sẽ tiếp tục cao.

Đặc biệt, trong khi các đối thủ sản xuất gạo của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu thì Việt Nam vẫn bố trí vùng lúa cao sản 3-4 vụ nhờ biết "sống" chung với biến đổi khí hậu.

Dự báo về năm 2024, nhà quản lý, doanh nghiệp và chuyên gia đều nhìn nhận, thị trường đang tiếp đà khởi sắc. Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An lạc quan cho rằng năm 2024, xuất khẩu gạo có thể tốt hơn khi chúng ta tận dụng được cơ hội thị trường, nhu cầu tiêu thụ vẫn lớn.

“Giá gạo Việt Nam cao hơn Thái Lan không phải ăn may mà có sự đầu tư thật sự. Việt Nam hơn hẳn Thái Lan về bộ giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao chứ không phải ăn may”, ông Bình nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng, cũng dự báo giá lúa gạo trong năm 2024 và trong tương lai vẫn giữ ở mức cao, Việt Nam nên tận dụng cơ hội sản xuất, xuất khẩu để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người nông dân. Những năm trước, giá gạo xuất khẩu ở mức thấp, còn giá gạo hiện tại mới phù hợp với công sức của bà con.

Phụ thuộc vào chính sách của Ấn Độ?

Theo ông Phùng Văn Thành, Tham tán thương mại Việt Nam tại Philippines, gạo là mặt hàng thiết yếu tại Philippines. Nước này nhập 3,5- 4 triệu tấn/năm và năm 2024 cũng vậy. Điều này cho thấy dư địa thị trường Philippines còn lớn để Việt Nam có thể khai thác tiếp.

Tuy nhiên, có một vấn đề mà ông Thành lưu ý là vừa qua, ông có đưa đoàn Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sang khảo sát Philippines nhưng tiếc là tìm không thấy gạo Việt Nam trên thị trường. Trong khi đó, gạo Nhật Bản, gạo Thái Lan lại làm thương hiệu rất tốt. "Rất nhiều người dân Philippines dù ăn gạo Việt Nam nhưng không hề biết, chúng tôi rất trăn trở về điều này. Do vậy, xuất khẩu gạo vào Philippines cần xây dựng thương hiệu, đây là nhiệm vụ lớn cần làm bên cạnh số lượng", ông nói.

Dự báo về năm 2024, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, nếu giá gạo có giảm như năm 2021-2022 thì vẫn bảo đảm nông dân có lợi. “Tôi mong rằng nếu giá lúa gạo có lên 1.000 USD/tấn, không chỉ nông dân có lời mà doanh nghiệp cũng có lãi. Phải làm sao các thành tố trong chuỗi đều có lời, dù chưa được công bằng”, ông Tùng cho biết.

Tại họp báo tổng kết ngành Nông nghiệp mới đây, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt thông tin, giá gạo năm 2024 sẽ tăng - giảm phụ thuộc vào 2 yếu tố chính, chính sách xuất khẩu gạo của Ấn Độ và biến đổi khí hậu El Nino.

Trong đó, bất cứ động thái nào của Ấn Độ về chính sách xuất khẩu lúa gạo sẽ tác động ngay tới thị trường thế giới. Tuy vậy, một số tổ chức tài chính thế giới vẫn dự báo giá lúa gạo 2024 vẫn ở mức độ cao, nhưng khó được như năm 2023.

Theo đó, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu năm 2024 gieo trồng khoảng 7,1 triệu ha lúa, đảm bảo sản lượng trên 43 triệu tấn thóc, đảm bảo đủ an ninh lương thực trong mọi tình huống, hoàn cảnh; đồng thời xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo.

Năm 2024, Cục trưởng Cục Trồng trọt kỳ vọng lượng gạo xuất khẩu sẽ tương đương năm 2023 nhưng giá cả còn phụ thuộc năng lực của chính các doanh nghiệp trong đàm phán, nắm bắt cơ hội thị trường.

Thy Lê