• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
01 Tháng Mười Hai 2024 5:59:16 SA - Mở cửa
Bảng điện “đứng hình”, tiền nghỉ Tết sớm?
Nguồn tin: Vneconomy | 25/01/2024 4:39:50 CH

Sau 5 tuần thị trường mới lại chứng khiến mức khớp lệnh 2 sàn xuống quanh ngưỡng 10 ngàn tỷ đồng. Cổ phiếu dao động rất hẹp, tăng giảm không đáng kể và cũng không có tín hiệu bán tháo nào. Đây là biểu hiện của bên mua lẫn bên bán đều muốn nghỉ ngơi nên cung cầu không gặp nhau. Dù vậy vẫn có một số cổ phiếu nổi bật hơn, đáng chú ý là nhóm bán lẻ và thép...

VN-Index có phiên giảm thứ 3 liên tiếp.

Sau 5 tuần thị trường mới lại chứng khiến mức khớp lệnh 2 sàn xuống quanh ngưỡng 10 ngàn tỷ đồng. Cổ phiếu dao động rất hẹp, tăng giảm không đáng kể và cũng không có tín hiệu bán tháo nào. Đây là biểu hiện của bên mua lẫn bên bán đều muốn nghỉ ngơi nên cung cầu không gặp nhau. Dù vậy vẫn có một số cổ phiếu nổi bật hơn, đáng chú ý là nhóm bán lẻ và thép.

Phiên chiều nay thanh khoản cũng có tăng lên khoảng 29% so với phiên sáng, nhưng vẫn ở mức rất thấp chưa tới 6.049 tỷ đồng, kém nhất 13 tuần trở lại đây. Thực trạng này khiến cả ngày tổng giá trị khớp HoSE và HNX chỉ đạt 10.725 tỷ đồng, giảm 25% so với hôm qua. Tính chung 3 sàn bao gồm cả thỏa thuận, tổng giá trị đạt 12.643 tỷ đồng, giảm 27%.

Điểm tốt là dù thanh khoản rất thấp, thị trường lại giảm tương đối nhẹ. VN-Index đóng cửa mất 2,6 điểm (-0,22%) với độ rộng 140 mã tăng/301 mã giảm. Trong tổng số giảm có 44 mã giảm quá 1% và thanh khoản chỉ chiếm 9,4% giá trị sàn HoSE. Biên độ giảm nhẹ như vậy đi cùng với thanh khoản thấp cho thấy áp lực từ phía bán là không mạnh.

Dĩ nhiên vẫn sẽ có một vài trường hợp cá biệt chịu tác động nổi trội hơn. DGC thanh khoản lớn nhất trong nhóm giảm sâu khi khớp tới 296,5 tỷ đồng, giá rơi 1,46%. Đây là phiên giảm thứ 5 liên tiếp của cổ phiếu này và phá vỡ mặt bằng giá hỗ trợ hơn 2 tháng trở lại đây. Tính chung từ đỉnh đầu tháng 1/2024, DGC đã điều chỉnh 8,33%. Một số mã khác giảm mạnh hơn với thanh khoản trung bình có thể kể tới là ST8 giảm 5,5% giao dịch 69 tỷ đồng; FIR giảm 2,8% với 46,9 tỷ; BMP giảm 4,04% với 37,5 tỷ; HNG giảm 3,16% với 33,5 tỷ… Dù vậy nhóm giảm mạnh này cũng không mang tính đại diện khi chỉ chiếm khoảng 11% số lượng cổ phiếu có phát sinh giao dịch trên HoSE hôm nay.

Nhóm cổ phiếu thanh khoản cao nhất thị trường hôm nay xuất hiện các mã bán lẻ và thép khá nổi bật.

Phía tăng có tín hiệu tích cực hơn dù độ rộng vẫn rất hẹp: Trong 140 cổ phiếu tăng giá, có 52 mã tăng trên 1% và thanh khoản chiếm 17,6% sàn HoSE. Hai cổ phiếu bán lẻ khá ấn tượng là FRT tăng kịch trần với 169,6 tỷ đồng thanh khoản và MWG tăng 1,8% với 334,8 tỷ đồng. Phiên tăng cực mạnh của FRT hôm nay đẩy giá quay lại đỉnh cao lịch sử quanh 106.000 đồng vốn đã hai lần chạm tới trong tháng 11 và 12 vừa qua. DGW cũng có phiên tăng khá tốt 2,61% với giao dịch 73,4 tỷ đồng.

Ngoài các mã nhóm bán lẻ, một số cổ phiếu đáng chú ý khác là nhóm thép với HSG tăng 1,09% với 292,4 tỷ đồng; NKG tăng 1,41% với 175,2 tỷ. Các mã lẻ tẻ còn lại có thể kể tới HAG tăng 3,15% với 164,1 tỷ; AAA tăng 4,99% với 101,2 tỷ; NTL tăng 5,65% với 90,8 tỷ…

Việc dòng tiền quá nhỏ nên không thể dàn trải rộng mà chỉ tập trung được vào số ít cổ phiếu đã tạo nên các “điểm nóng” riêng lẻ. Điều này khiến cơ hội lựa chọn ngắn hạn rất khó khăn. Dù vậy các cổ phiếu có truyền thống thanh khoản lớn thường bất lợi ở thời điểm này do cần quá nhiều tiền mới có thể thay đổi được giá. Toàn sàn HoSE có 30 cổ phiếu thanh khoản trên 100 tỷ đồng – tập trung 61% tổng giá trị khớp sàn này - thì có 14 mã giảm, 11 mã tăng.

Một chút tích cực nhỏ là nhà đầu tư nước ngoài chiều nay mua ròng trở lại. Cụ thể, khối này giải ngân thêm 698,8 tỷ đồng trên sàn HoSE và bán ra thêm 576,6 tỷ đồng, tương ứng mua ròng 122,2 tỷ đồng. Phiên sáng khối này bán ròng 251,5 tỷ đồng nên tính chung cả phiên vẫn là bán ròng. HPG được mua mạnh khoảng 60 tỷ riêng phiên chiều, nâng tổng giá trị ròng cả ngày lên xấp xỉ 70 tỷ đồng. VRE cũng khá, được mua ròng 51,9 tỷ dù buổi sáng không đáng kể. CTG +40,4 tỷ, VCB +31,9 tỷ, SSI +30,7 tỷ, VCG30,6 tỷ, HCM +23,1 tỷ, VPB +22,5 tỷ là các mã khác đáng kể. Phía bán có SAB -60,7 tỷ, DGC -58,9 tỷ, VNM -58,9 tỷ, BID -30,7 tỷ, MWG -30,5 tỷ, FRT -28,8 tỷ.

Kim Phong