• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
10 Tháng Mười Một 2024 10:21:02 SA - Mở cửa
Hải Phòng: Năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 13,16%
Nguồn tin: Báo Công thương | 03/01/2024 1:42:02 CH

Báo cáo ngành Công Thương Hải Phòng, tình hình KT-XH của Thành phố tiếp tục ổn định và phát triển, một số chỉ tiêu kinh tế tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, toàn ngành Công Thương TP. Hải Phòng đã nỗ lực, nghiêm túc triển khai thực hiện các Nghị quyết, chương trình của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương, Thành ủy, UBND thành phố về phát triển công nghiệp và thương mại trên địa bàn, qua đó đã có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hải Phòng.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của TP. Hải Phòng ước đạt 31 tỷ USD, tăng 7,7% so với năm 2022.

Báo cáo của Sở Công Thương Hải Phòng cho thấy, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2023 ước tăng 13,16% so với năm 2022. Trong đó, những ngành có đóng góp lớn cho tăng trưởng công nghiệp của TP. Hải Phòng duy trì tăng trưởng so với năm 2022 như: Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính (+84,04%); Sản xuất xe có động cơ (+69,73%); Sản xuất linh kiện điện tử (+37,28%); Sản xuất thiết bị truyền thông (+27,47%); Sản xuất xi măng, vôi, thạch cao (+15,27%); …

Bên cạnh đó, một số ngành giảm tác động tới tốc độ tăng IIP của toàn ngành công nghiệp như: Sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (-25,8%); Sản xuất sắt, thép, gang (-25,35%); Sản xuất giày dép (-18,37%); May trang phục (-11,75%); ...

Một số sản phẩm trong năm 2023 có chỉ số tăng cao so với cùng kỳ: Tủ lạnh và đông lạnh (gấp 6,29 lần); Tấm trải sàn, tấm phủ tường bằng plastics (gấp 3,71 lần); chuột, bút quang, cần điều khiển, bi xoay và màn hình cảm ứng (+252.58%); Cấu kiện cầu và nhịp cầu bằng sắt, thép (+204,33%); Xe có động cơ (+71,59%); Bảng điều khiển trò chơi video (+78,81%); Mạch điện tử tích hợp (+37,28%); …

Trong hoạt động kinh doanh và sản xuất điện, năm 2023 lượng điện mua vào: ước đạt 8.331.739.408 KWh, tăng 3,78% so với năm 2022, đạt 99,17% so với kế hoạch năm; điện thương phẩm: ước đạt 8.178.596.443 KWh, tăng 3,03% so với năm 2022, đạt 100,17% so với kế hoạch năm. Trong đó: công nghiệp, xây dựng: 4.899.982.605 KWh, giảm 1,35% so với cùng kỳ; thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng: 300.324.863 KWh, tăng 8,89% so với cùng kỳ; quản lý và tiêu dùng dân cư: 2.757.697.348 KWh, tăng 10,8% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, tình hình cung ứng điện trên địa bàn cơ bản đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho toàn bộ phụ tải thành phố, đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hải Phòng.

Hiện nay, Tập đoàn LG có 7 dự án đang đầu tư tại TP. Hải Phòng với tổng vốn đầu tư hơn 7 tỷ USD.

Năm 2023, sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại và xuất khẩu duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp và hoạt động xuất khẩu chưa bám sát kế hoạch đã đề ra. Nền kinh tế TP. Hải Phòng hiện đang có độ mở lớn, khả năng chịu đựng với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào khối FDI (kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 90%; kim ngạch nhập khẩu chiếm khoảng 89%); công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, sản xuất, xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu...

Nhiều dự án sản xuất công nghiệp dự kiến đi vào hoạt động

Năm 2024, tình hình thế giới, khu vực biến động không ngừng, ngày càng khó lường hơn; các tổ chức quốc tế phải thường xuyên điều chỉnh dự báo để phù hợp với tình hình thực tế.

Trong nước, tình hình kinh - tế xã hội vẫn còn những hạn chế, khó khăn; trong đó năng lực sản xuất, chất lượng tăng trưởng, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao; các yếu tố nền tảng như thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ... chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Đối với TP. Hải Phòng, ngoài các dự án đã đi vào sản xuất từ những năm trước như Tập đoàn LG, Công ty Regina, Công ty Sao Vàng… tiếp tục tăng công suất, đầu tư mở rộng…; các doanh nghiệp công nghiệp truyền thống trong nước như doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ plastic, sản xuất giày dép, may mặc; sản phẩm đúc đồng… đều duy trì, có xu hướng tăng đơn hàng, sản lượng và dự kiến tiếp tục tăng trưởng.

Các dự án lớn mở rộng mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2023 như dự án của LG Display, Pegatron sẽ đi vào chu kỳ vận hành sản xuất thương mại, gia tăng công suất và sản lượng. Dự kiến một số dự án mới, dự án mở rộng đi vào hoạt động và đóng góp cho thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu ngành Công Thương năm 2024.

Dự kiến trong vào quý II/2024, tổ hợp sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm công nghệ cao công suất 24.000 tấn/năm sẽ đi vào hoạt động tại huyện Vĩnh Bảo; Dự án sản xuất phôi thép của Công ty CP Thép Việt - Ý công suất 500.000 tấn/năm, tại huyện Thủy Nguyên, dự kiến hoạt động vào tháng 02/2024; Dự án di dời, mở rộng Nhà máy giấy Hoàng Hà công suất 100.000 tấn/năm, tại Cụm công nghiệp thị trấn Tiên Lãng, dự kiến hoạt động vào quý III/2024; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Liên Khê công suất 1.200.000 tấn/năm, tại huyện Thủy Nguyên, dự kiến sản xuất thử vào quý III/2024); …

Trong năm 2024, ngành Công Thương TP. Hải Phòng tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo Kế hoạch, Chương trình của Bộ Công Thương, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVI, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); chủ động các phương án, kịch bản để kịp thời ứng phó với mọi tình huống. Bên cạnh đó, tăng cường nắm bắt tình hình doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu.

Đức Lâm