• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 5:29:37 CH - Mở cửa
Bắc Giang: Bí quyết của sự tăng trưởng
Nguồn tin: Báo Xây dựng | 04/01/2024 6:15:00 SA
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang trong 2 năm qua đạt kết quả vô cùng ấn tượng. Trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 19,3%, đứng thứ 2 cả nước; năm 2023, đạt 13,45%, vươn lên đứng đầu cả nước. Đâu là yếu tố làm nên bước tiến vượt bậc này của tỉnh miền núi Bắc Giang?
 
 
“Chỉ tiêu không đạt” kỳ lạ của Bắc Giang
 
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang năm 2023, tỉnh này có 17/18 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Trong đó, có 12 chỉ tiêu hoàn thành, 5 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức và duy nhất có 1 chỉ tiêu không đạt. Chỉ tiêu đó chính là chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế (GRDP). Bắc Giang đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 14,5%, tuy nhiên, tính đến cuối năm 2023, theo tính toán của Tổng cục Thống kê, tỉnh Bắc Giang chỉ đạt mức tăng trưởng GRDP ở mức 13,45%. Tuy nhiên, điều bất ngờ là với mức tăng trưởng này, Bắc Giang đã vươn lên trở thành tỉnh dẫn đầu trong tăng trưởng kinh tế của cả nước trong năm 2023.
 
Cùng với mức tăng trưởng, quy mô GRDP được mở rộng; giá trị cả năm (giá hiện hành) ước đạt 181,8 nghìn tỷ đồng (tương đương 7,6 tỷ USD), vượt 0,2% kế hoạch; GRDP bình quân đầu người đạt 3.950 USD, tăng 10%, vượt 3% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) cả năm ước đạt 539 nghìn tỷ đồng, vượt 6,2% so với kế hoạch năm.
 
Ông Dương Ngọc Chiên - Phó giám đốc Sở KH&ĐT Bắc Giang nhận định, có được kết quả trên đầu tiên phải kể đến sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang và sự nỗ lực, cố gắng của các sở, ngành và chính quyền địa phương. Đơn cử, trong năm qua, tỉnh triển khai rất nhiều các kỳ họp chuyên đề, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế.
 
Bên cạnh đó, Bắc Giang đã tận dụng được tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tập trung cao để cải thiện môi trường đầu tư, tạo dấu ấn thu hút đầu tư trong nước và đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Đánh giá về các chỉ số hài lòng của người dân, DN đối với cán bộ, công chức của Bắc Giang cũng đều nằm trong Top đầu của cả nước. Trong đầu tư xây dựng cơ bản, tỉnh Bắc Giang tập trung cao cho phát triển giao thông đối ngoại, mở rộng thêm nhiều con đường mới, cầu mới kết nối đến các địa phương xung quanh.
 
Một nguyên nhân nữa theo ông Chiên, các ngành, địa phương trong tỉnh đã nỗ lực triển khai một trong những nhiệm vụ khó khăn của nhiều năm nay là giải phóng mặt bằng. Nhờ đó, đã tạo được nguồn quỹ đất phong phú cho xây dựng các khu, cụm công nghiệp, mở rộng đường xá, phát triển giao thông và các khu đô thị, đầu tư cảnh quan môi trường, thu hút đầu tư phát triển toàn xã hội.
 
 
 
 
Hai bí quyết của Bắc Giang
 
Chia sẻ thêm về những yếu tố làm nên sự phát triển vượt bậc của tỉnh Bắc Giang, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn cho biết, yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên thành công ấy. Với việc ban hành Chỉ thị số 26-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc và nâng cao trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới đã tạo nên một “cú huých”, nhằm sốc lại tinh thần làm việc, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh trong thực thi công vụ. Kịp thời dự báo chính xác, để đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, cũng là một nguyên nhân không kém phần quan trọng đưa đến những kết quả trên.
 
Ông Sơn đưa ra một so sánh: Giai đoạn khó khăn vừa qua, trong khi nhiều ngành, nhiều địa phương xảy ra tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, không dám nghĩ, dám làm, đùn đẩy né tránh tức là tạo ra sức ì cho chính địa phương, cơ quan mình thì Bắc Giang chủ động đi ngược lại. “Khi người ta chùng xuống, không thể chạy, thậm chí không thể đi nữa thì Bắc Giang… chạy”, ông Sơn nói. Qua đó, tận dụng được cơ hội, tạo nên những điểm nhấn về cải cách hành chính, cải tạo môi trường đầu tư kinh doanh.
 
Việc dự báo chính xác còn tạo thế chủ động cho Bắc Giang trong việc điều chỉnh kế hoạc phát triển kinh tế và các chính sách cho phù hợp để thu hút nguồn lực đầu tư. Ví dụ như trước đây, quy định của Nhà nước về thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất quy định thời gian là 90 ngày nhưng sau đó quy định mới xác định thời gian thu là 4 tháng thì Bắc Giang cũng ngay lập tức triển khai việc đấu giá đất xong trong tháng 8 để bảo đảm nguồn thu cho đầu tư phát triển.
 
Yếu tố sâu sát trong chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, UBND, HĐND các cấp, theo ông Sơn, cũng là một trong những bài học kinh nghiệm quý báu của Bắc Giang. Việc sâu sát trong chỉ đạo điều hành sẽ giúp cho lãnh đạo tỉnh phát hiện ra các điểm nghẽn, nút thắt. Từ đó, xác định những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của tỉnh thì cần giải quyết ngay, đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền của tỉnh thì lãnh đạo tỉnh trực tiếp ra tận các Bộ, ngành, gửi cả lên Chính phủ để có biện pháp tháo gỡ ngay. Sự linh hoạt trong việc vận dụng các nguồn ngân sách Trung ương và địa phương trong việc mở rộng các quốc lộ là một trong những điểm nhấn của tỉnh trong thời gian qua.
 
Điển hình là việc xây dựng cầu Như Nguyệt trên tuyến QL1A nối hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh bằng nguồn vốn địa phương, đã tháo gỡ nút thắt quan trọng trên con đường giao thương và phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Giang. Như vậy, vấn đề của Bắc Giang đã được đưa ra các diễn đàn của Quốc hội để từ đó tạo nên một chính sách đặc thù về xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
 
Ngoài ra, một câu chuyện cũng khá thú vị đối với tỉnh Bắc Giang là tận dụng cơ hội để quảng bá, xúc tiến đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, Bắc Giang đã tích cực tham dự các chuyến đi với lãnh đạo Nhà nước để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư tại Bắc Giang với các nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả có thể thấy rõ rệt là với sự năng động đó là mang lại hiệu quả tích cực, thu hút vốn FDI của Bắc Giang trở thành một điểm sáng trong cả nước, với trên 3 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, gấp 3 lần so với cùng kỳ, đạt kỷ lục từ trước đến nay. Trong đó, cấp mới 88 dự án FDI với số vốn đăng ký đạt 1.528,13 triệu USD gấp 3,46 lần cùng kỳ và cao nhất từ trước đến nay.
 
Năm 2024, tỉnh Bắc Giang tiếp tục phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Nâng cao chất lượng tăng trưởng; thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thu hút đầu tư, đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, tập trung cao sắp xếp đơn vị hành chính, phát triển đô thị. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tư pháp, quyết liệt phòng chống, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Phấn đấu tốc độ tăng GRDP đạt 14,5%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 18,3%; dịch vụ tăng 7,2%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,5%; thuế sản phẩm tăng 8%.