• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,53 -3,56/-0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,53   -3,56/-0,29%  |   HNX-INDEX   220,67   -1,01/-0,46%  |   UPCOM-INDEX   93,08   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.309,72   -5,09/-0,39%  |   HNX30   459,01   -2,79/-0,60%
22 Tháng Giêng 2025 8:37:43 CH - Mở cửa
VNINDEX vẫn giữ vững mốc 1260 điểm
Nguồn tin: Hà Nội Mới | 17/12/2024 3:42:54 CH

Phiên giao dịch ngày 17-12, dòng tiền tìm cơ hội tại nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa, nhờ đó một số mã ở nhóm này tăng kịch trần.

Trên sàn thành phố Hồ Chí Minh, khá nhiều mã cổ phiếu vừa và nhỏ tăng giá hết biên độ như PAC, FIR, HVH, YEG,… với khớp lệnh đạt mức khá.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ diễn biến nổi bật được thể hiện rõ trong các chỉ số thì chỉ VNSML-Index hiện sắc xanh, tăng 2,47 điểm (0,17%), lên mức 1.430,29 điểm, các chỉ số còn lại đều giảm điểm. Trong đó VN30-Index dừng ở mức 1.327,63 điểm sau khi hạ 4,19 điểm (-0,31%); VN-Index giảm 2,07 điểm (-0,16%), về mức 1.261,72 điểm…

Trên bảng giao dịch điện tử, cổ phiếu giảm giá chiếm áp đảo với 232 mã đi xuống, 147 mã đi lên. Tại nhóm VN30, số mã giảm giá nhiều gấp gần 4 lần tăng giá (19 mã và 5 mã).

Phiên này, cổ phiếu trụ cột yếu thế. Trong 10 mã có mức vốn hóa lớn nhất, chỉ VHM tăng giá, 2 mã đứng giá, còn lại đều giảm giá. VHM cũng là mã có đóng góp nhiều nhất vào thị trường, với 0,35 điểm.

Số nhóm ngành giảm điểm chiếm áp đảo song chỉ có 1 ngành giảm trên 1% là nhóm phần mềm. Ở chiều ngược lại, một số ngành diễn biến tích cực, tăng trên 1% như dịch vụ chuyên biệt và thương mại, viễn thông, xe và linh kiện, đồ gia dụng và cá nhân, dịch vụ tiêu dùng.

FPT là mã lấy đi nhiều điểm nhất với gần 0,7 điểm; tiếp đến là VPB (gần 0,3 điểm), MWG (gần 0,25 điểm)…

Thị trường vẫn chưa có động lực để dòng tiền vận động mạnh hơn. Vì thế, thanh khoản ở mức thấp. Toàn sàn chỉ có 12.000 tỷ đồng được sang tay. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng. Khối này mua hơn 1.204 tỷ đồng và bán gần 1.874 tỷ đồng. FPT là mã khối này bán ròng nhiều nhất.

Trên sàn Hà Nội, thanh khoản cũng không cao với chỉ hơn 620 tỷ đồng được chuyển nhượng thành công. Chốt phiên, HNX-Index hạ 0,15 điểm (-0,07%), về mức 226,89 điểm; HNX30-Index còn 479,93 điểm sau khi hạ 0,66 điểm (-0,14%).

Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30F2412 sẽ đáo hạn trong thứ Năm tới đã giảm 4 điểm, tương đương -0,30% xuống 1.330,9 điểm, khớp lệnh hơn 175.700 đơn vị, khối lượng mở hơn 49.700 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, nhà đầu tư bán mạnh mã CVPB2315 với khối lượng khớp lệnh vượt trội khi có 7,8 triệu đơn vị, giá giảm sàn 50% xuống 10 đồng/cq. Theo sau là CHPG2407 với 2,3 triệu đơn vị và giảm 1,1% xuống 900 đồng/cq.

Link gốc