• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.254,59 -15,12/-1,19%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.254,59   -15,12/-1,19%  |   HNX-INDEX   225,66   -2,03/-0,89%  |   UPCOM-INDEX   94,34   -0,71/-0,75%  |   VN30   1.320,58   -22,62/-1,68%  |   HNX30   474,04   -5,25/-1,10%
04 Tháng Giêng 2025 4:36:21 SA - Mở cửa
Những yếu tố đóng góp tích cực cho triển vọng kinh tế Việt Nam 2025
Nguồn tin: Vietnam+ | 31/12/2024 4:58:25 CH

 Theo trang iseas.edu.sg của Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS–Yusof Ishak, Singapore), có nhiều yếu tố có thể đóng góp tích cực cho triển vọng kinh tế của Việt Nam năm 2025.

Chế biến sản phẩm cá tra phi lê xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Sao Mai (Sao Mai GROUP) tỉnh An Giang. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Quốc hội Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5-7% năm 2025, nhưng chính phủ kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng vượt mục tiêu này.

Theo trang iseas.edu.sg của Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS–Yusof Ishak, Singapore), có nhiều yếu tố có thể đóng góp tích cực cho triển vọng kinh tế của Việt Nam năm 2025 như xuất khẩu tăng mạnh, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nhiều, các cải cách trong nước diễn ra mạnh mẽ dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo mới và đầu tư cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh... Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải kể đến một số thách thức lớn như sự biến động kinh tế toàn cầu hay các vấn đề trong nước như khả năng thiếu điện và tiêu dùng tương đối yếu.


Cảng quốc tế Long An. Ảnh: Bùi Giang - TTXVN

Cũng liên quan đến vấn đề này, trang aseanbriefing.com (Đức) có bài nhận định ngành thương mại điện tử của Việt Nam đang tăng trưởng nhanh nhờ dân số trẻ sành công nghệ và mức độ tích hợp phương tiện truyền thông xã hội. Điều này mang đến những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp. Những xu hướng chủ đạo gồm sự trỗi dậy của thương mại xã hội, thanh toán kỹ thuật số và thương mại xuyên biên giới, từ đó định vị Việt Nam là nhân tố quan trọng trong nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á.

Hiện thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đã trở thành một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á. Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain&Company, nền kinh tế số của Việt Nam có tổng giá trị hàng hóa (GMV) 36 tỷ USD năm 2024, tăng 5 tỷ USD so với năm 2023 và dự kiến sẽ đạt mức 90-200 tỷ USD vào năm 2030. Riêng ngành thương mại điện tử, GMV đạt 22 tỷ USD trong năm 2024, tăng 3 tỷ USD so với năm 2023 và được dự đoán sẽ tăng lên 63 tỷ USD vào năm 2030.

Các động lực chính thúc đẩy thương mại điện tử tăng nhanh tại Việt Nam bao gồm truy cập di động trên diện rộng, tích hợp phương tiện truyền thông xã hội và thương mại xã hội, tầng lớp trung lưu mở rộng và đô thị hóa ngày càng tăng. Ngoài ra, Việt Nam cũng không ngừng mở rộng tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại B2B. Bên cạnh đó, Việt Nam có vị trí chiến lược và hạ tầng cải thiện, trở thành trung tâm lý tưởng cho thương mại điện tử xuyên biên giới. Các khoản đầu tư của Chính phủ Việt Nam vào hạ tầng kỹ thuật số, bao gồm Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm đơn giản hóa các thủ tục hải quan, cải thiện kết nối internet và tăng cường hệ thống thanh toán… càng thúc đẩy tiềm năng của Việt Nam với tư cách là điểm đến cho thương mại điện tử xuyên biên giới.

Thị trường thương mại điện tử của Việt Nam được dự đoán sẽ vượt mức 25 tỷ USD vào năm 2025, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Với 116 nhà cung cấp nước ngoài trên cổng thương mại điện tử và doanh thu trực tiếp từ các nền tảng này tăng 26%, Việt Nam đang thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử trong nước để trở thành nhân tố chính trong thương mại điện tử xuyên biên giới. Đối với các công ty đang tìm cách thiết lập chỗ đứng hoặc tăng cường hiện diện tại Đông Nam Á, 2025 sẽ là năm bản lề để khai thác toàn bộ tiềm năng kinh tế số của Việt Nam.

Thu Hằng-Link gốc