• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 3:24:39 CH - Mở cửa
Trung Quốc muốn chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nhấn mạnh tự chủ công nghệ
Nguồn tin: Saigon Times | 06/03/2024 1:15:00 CH
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5% trong năm 2024 và cam kết chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Thủ tướng Lý Cường nhấn mạnh điều này trong báo cáo công tác của chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp thường niên của Đại hội đại biểu nhân dân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) hôm 5-3.
 
 
Đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5%
 
“Sự ổn định có tầm quan trọng tổng thể vì đó là nền tảng cho mọi công việc. Đặc biệt, Trung Quốc phải thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, điều chỉnh cơ cấu, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế”, Thủ tướng Lý Cường nhấn mạnh khi trình bày báo cáo công tác chính phủ.
 
Ông cho biết, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% cho năm 2024. Ông thừa nhận, mục tiêu này sẽ không đạt được dễ dàng và cần tính đến “nhu cầu tăng việc làm và thu nhập cũng như ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro”.
 
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng của Trung Quốc chỉ đạt 4,6% trong năm nay và chậm lại, còn khoảng 3,5% vào năm 2028.
 
Không có biện pháp kích thích lớn nào được công bố nhưng Thủ tướng Lý Cường cho biết, chính phủ sẽ “ổn định và mở rộng” tiêu dùng. Đồng thời tăng chi tiêu cho các mặt hàng có giá trị lớn bao gồm hàng điện tử và phương tiện sử dụng năng lượng mới.
 
Theo báo cáo công tác chính phủ, Trung Quốc dự kiến thâm hụt ngân sách ở mức 3% GDP trong năm nay, giảm so với mức thâm hụt 3,8% vào năm ngoái.
 
Nhưng thông tin quan trọng là trong năm 2024, Bắc Kinh lên kế hoạch phát hành 1.000 tỉ nhân dân tệ (139 tỉ đô la Mỹ) trái phiếu dài hạn đặc biệt của chính phủ trung ương, vốn không được đưa vào ngân sách. Đây là đợt phát hành đầu tiên của loại trái phiếu này kể từ năm 2020. Thủ tướng Lý Cường nói, mục đích của đợt phát hành này là để tăng cường đầu tư vào các dự án hạ tầng lớn.
 
Ông cho biết thêm, các chính quyền địa phương cũng sẽ được phép phát hành trái phiếu đặc biệt với tổng giá trị 3.900 tỉ nhân dân tệ (542 tỉ đô la), chủ yếu được sử dụng cho chi tiêu cơ sở hạ tầng. Con số này cao hơn 100 tỉ nhân dân tệ so với năm ngoái.
 
Trung Quốc đặt mục tiêu lạm phát tiêu dùng ở mức 3% và tạo ra hơn 12 triệu việc làm ở thành thị trong năm nay, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức khoảng 5,5%.  Ngoài ra, chính phủ cũng công bố tăng ngân sách quốc phòng 7,2% cho năm 2024, lên 1,67 nghìn tỉ nhân dân tệ (230,6 tỉ đô la Mỹ).
 
Phát biểu của ông Lý Cường được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang tìm cách vực dậy niềm tin vào nền kinh tế. Đồng thời xoay sở giải quyết khủng hoảng bất động sản, áp lực giảm phát, dòng vốn nước ngoài rút đi, thị trường chứng khoán suy giảm và tỷ lệ sinh lời thấp kỷ lục.
 
Larry Hu, nhà kinh tế trưởng của Macquarie Group, đánh giá, mục tiêu tăng trưởng “khoảng 5%” của Trung Quốc là tham vọng nhưng có thể đạt được.
 
“Mục tiêu này đòi hỏi các biện pháp nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ hơn năm ngoái. Điều này có thể giúp cải thiện triển vọng tăng trưởng thu nhập của các hộ gia đình và doanh nghiệp”, ông nói. Năm ngoái, GDP của Trung Quốc tăng 5,2% một phần nhờ so sánh với nền thấp của năm 2022.
 
“Quốc hội Trung Quốc không mang đến bất ngờ lớn nào cho nhà đầu tư nhưng làm dấy lên nghi ngờ về khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% mà không khiến tỷ lệ thâm hụt tài khóa ngày càng tăng. Dù tổng mức tăng phát hành trái phiếu trị giá 1.100 tỉ nhân dân tệ mang lại nguồn vốn bổ sung để thúc đẩy đầu tư cho hạ tầng, nhưng Bắc Kinh không đặt ra kế hoạch kích thích lớn nào để hỗ trợ tăng trưởng”, Ken Cheung, giám đốc chiến lược ngoại hối châu Á của ngân hàng Mizuho Bank bình luận.
 
Tommy Xie, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế Trung Quốc ở ngân hàng OCBC, cho rằng, Trung Quốc khó có thể triển khai gói kích thích khổng lồ.  “Hiện tại, còn rất nhiều hạn chế về cách Trung Quốc có thể hỗ trợ nền kinh tế thông qua chi tiêu tài khóa”, ông nói.
 
Tăng cường sức mạnh khoa học và công nghệ
 
Theo Thủ tướng Lý Cường, Trung Quốc sẽ tăng ngân sách hàng năm cho khoa học và công nghệ thêm 10% trong năm 2024, lên mức cao chưa từng thấy 370,8 tỉ nhân dân tệ (51,6 tỉ đô la Mỹ).
 
“Trung Quốc sẽ tiến nhanh hơn để tăng cường khả năng tự lực và sức mạnh về khoa học và công nghệ. Chúng ta sẽ tận dụng tối đa sức mạnh của hệ thống mới để huy động các nguồn lực trên toàn quốc nhằm nâng cao năng lực đổi mới toàn diện”, ông nói khi trình bày báo cáo công tác của chính phủ.
 
Giới phân tích lưu ý, báo cáo nhấn mạnh các lĩnh vực quan trọng như công nghệ cao và năng lượng mới bao gồm cả hệ sinh thái xe điện. Nhóm nhà phân tích của Soochow Securities cho biết, báo cáo đề cập đến từ “công nghệ” 26 lần, mức cao nhất kể từ ít năm 2015.
 
Bắc Kinh nhấn mạnh khả năng tự lực về khoa học và công nghệ trong bối cảnh Washington Mỹ thắt chặt kiểm soát xuất khẩu công nghệ tiên tiến sang Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã hạn chế các công ty Mỹ bán chip cao cấp cho Trung Quốc và cấm họ đầu tư vào Trung Quốc ở các lĩnh vực công nghệ nhạy cảm như AI, điện toán lượng tử và bán dẫn.
 
Chen Yeguang, một đại biểu Quốc hội Trung Quốc và giáo sư khoa học đời sống của Đại học Thanh Hoa nói với Bloomberg rằng, Trung Quốc cần tự cung tự cấp công nghệ trong bối cảnh hiện nay. Đất nước cần đảm bảo đạt được mục tiêu này một cách tốt nhất, đặc biệt là trong các lĩnh vực như nghiên cứu cơ bản.