• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 3:21:23 CH - Mở cửa
Malaysia đối mặt với tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ
Nguồn tin: Đại biểu nhân dân | 06/03/2024 11:15:00 SA
Nền kinh tế Malaysia đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, khi lượng khách du lịch và hoạt động đầu tư bùng nổ; tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu lạc quan, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở thanh niên đang ngày càng trở nên đáng lo ngại. Điều này sẽ gia tăng nguy cơ bất ổn xã hội và cản trở tăng trưởng kinh tế.  
 
 
Malaysia đang phải đối mặt với tình trạng thanh niên thất nghiệp. Theo số liệu vừa được công bố, tính đến tháng 12.2023, hơn 300.000 thanh niên Malaysia từ 15 đến 24 tuổi không có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp là 10,6%. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp ở những người trong độ tuổi từ 15 - 30 là 6,4%, bao gồm 432.000 thanh niên. Hơn nữa, trong năm nay dự kiến sẽ có thêm 5 - 6 triệu sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, làm cho vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn. Đồng thời, số việc làm được tạo ra vào năm 2023 cũng chậm lại, khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn đối với những người trẻ muốn gia nhập lực lượng lao động.
 
Nguyên nhân do đâu?
 
Tình trạng thất nghiệp ở giới trẻ có thể xuất phát từ một số nguyên nhân. Thứ nhất, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ở Malaysia có xu hướng ngày càng tăng kể từ sau cuộc cải cách giáo dục những năm 1990. Malaysia đã đầu tư đáng kể vào việc xây dựng nguồn nhân lực nhằm chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế dựa trên dịch vụ.
 
Thứ hai, nhu cầu ngày càng tăng đối với lao động có trình độ chuyên môn cao, buộc sinh viên phải tìm cách nâng cao trình độ học vấn. Tuy nhiên, khi sự gia tăng số lượng lao động không phù hợp với tính linh hoạt của thị trường và số lượng việc làm vốn có, những lao động này sẽ rơi vào tình trạng thiếu việc làm. Theo giới chuyên gia, thị trường lao động ở Malaysia cần có thêm nhiều việc làm đòi hỏi trình độ kỹ năng và tay nghề cao hơn. Hiện hầu hết việc làm ở Malaysia đều thuộc nhóm kỹ năng tầm trung.
 
Kể từ năm 2016, tình trạng thiếu cơ hội việc làm tay nghề cao đã khiến tỷ lệ tuyển sinh đại học ở Malaysia có xu hướng giảm, tuy nhiên, số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm có tay nghề cao có công việc phù hợp vẫn sụt giảm. Bộ trưởng Nguồn Nhân lực V Sivakumar chia sẻ rằng, Malaysia cần sớm có biện pháp giải quyết tình trạng này nhằm tránh nguy cơ 4,5 triệu người có thể bị mất việc làm vào năm 2030.
 
Hệ lụy đối với phát triển kinh tế
 
Tình trạng thanh niên thất nghiệp dai dẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lực lượng lao động và tăng trưởng kinh tế của Malaysia. Cùng với lịch sử khuyến khích và hỗ trợ tiền mặt của Malaysia, điều này cũng có thể làm tăng chi tiêu của chính phủ cho các chương trình xã hội, gây căng thẳng cho tình hình tài chính vốn đã hạn chế của nước này. Mặt khác, những người trẻ tại Malaysia cũng phải đối mặt với khó khăn kép như thu nhập thấp khiến họ không thể tiết kiệm, và phải gánh chịu khủng hoảng tài chính từ thế hệ cũ với khoản tiết kiệm hưu trí ít ỏi. Gần một nửa dân số có ít hơn 10.000RM (2.110USD) tiền tiết kiệm trong tài khoản Quỹ tiết kiệm nhân viên của họ.
 
Hơn nữa, vấn đề chênh lệch giữa số lượng việc làm và người lao động có tay nghề đã dẫn đến việc sử dụng lao động không hiệu quả. Việc quá tập trung vào giáo dục đại học đã khiến cho người lao động có trình độ không tìm được việc làm phù hợp, gây ra tình trạng “chảy máu chất xám”, khiến ngày càng nhiều người dân địa phương có tay nghề cao di cư để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn.
 
Bộ trưởng V. Sivakumar cho biết, vào năm ngoái, ước tính khoảng 5,5% người Malaysia đã chọn làm việc ở nước ngoài, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 3,3%. Một nghiên cứu mới đây của Cục Thống kê Malaysia cho thấy, 3/4 người Malaysia làm việc tại Singapore là người có tay nghề hoặc bán tay nghề, trong đó người có thu nhập cao nhất có tổng mức lương hàng tháng là 18.000 đô la Singapore. Khoảng 2/3 người có mức lương từ 1.500 đô la Singapore đến 3.599 đô la Singapore một tháng.
 
Tình trạng thiếu việc làm cũng khiến cạnh tranh trên thị trường lao động trở nên gay gắt, buộc người lao động phải chuyển sang làm các công việc tự do như một giải pháp thay thế. Mặc dù công việc tự do mang lại sự linh hoạt và tiềm năng thu nhập cao hơn, song đây vẫn có thể coi là tình trạng thiếu việc làm vì các công việc tự do không tận dụng được tối đa trình độ chuyên môn hay nguyện vọng công việc của người lao động. Do đó, nhóm việc làm này không thể đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế đất nước.
 
Các nhà kinh tế Malaysia cho rằng, mặc dù tình trạng chảy máu chất xám ở Malaysia chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng về lâu dài, “dòng chảy chất xám” có thể cản trở quá trình nâng cấp cơ cấu của đất nước lên một nền kinh tế có giá trị cao hơn, cản trở tăng trưởng kinh tế.
 
Nguy cơ bất ổn trong xã hội
 
Thất nghiệp trong thanh niên ở Malaysia là một vấn đề phức tạp, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như phân khúc thanh niên thành thị bị bỏ qua, tổng cầu và sự không phù hợp về cơ cấu trên thị trường lao động. Từ đó gây ra mối đe dọa cho sự gắn kết và ổn định xã hội. Hiện nay, gần một nửa số sinh viên tốt nghiệp tại Malaysia đang làm những công việc không yêu cầu bằng cấp, do thiếu việc làm tay nghề cao và những thiếu sót trong hệ thống giáo dục. Điều này nhấn mạnh sự cấp thiết phải cải cách hệ thống.
 
Việc giải quyết các vấn đề cấp bách như thất nghiệp có tác động đáng kể đến nhóm nhân khẩu học này càng trở nên quan trọng. Đối với Malaysia, thanh niên đại diện cho khối bầu cử lớn nhất với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao là 75,6% trong cuộc Tổng tuyển cử lần thứ 15 (GE15), sau khi nước này hạ độ tuổi được bỏ phiếu tối thiểu từ 21 xuống 18. Hơn nữa, tại 7 khu vực bầu cử của bang, cử tri trẻ tuổi chiếm hơn 40% tỷ lệ phiếu bầu.
 
Do đó, việc bỏ qua những lo ngại về khối cử tri lớn này sẽ có nguy cơ tác động tiêu cực đến kết quả bầu cử. Những hệ lụy đó đặt ra yêu cầu phải có những cải cách và giải pháp toàn diện. Nếu con số thanh niên thất nghiệp tiếp tục tăng, chính phủ mong đợi các cử tri trẻ sẽ nghĩ gì khi đứng trước thùng phiếu?
 
Cần những cải cách mạnh mẽ
 
Trong bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang và khó khăn trong việc mua nhà, vào tháng 6 tới, Chính phủ Malaysias sẽ thí điểm chính sách tiền lương luỹ tiến nhằm cải thiện thu nhập của người lao động thu nhập thấp ở Malaysia. Chính sách này được lấy cảm hứng từ “Mô hình tiền lương luỹ tiến” của Singapore đã được triển khai và xác định trong các lĩnh vực cụ thể, trong đó lịch trình tăng lương trong nhiều năm được đặt ra cho người lao động song song với việc họ tiếp thu kỹ năng. Ngoài ra, với số lượng sinh viên tốt nghiệp gia nhập thị trường lao động ngày càng tăng mỗi năm, Malaysia cũng cần xây dựng một hệ thống hỗ trợ chuyển tiếp để cho những người trẻ tuổi chuẩn bị bước vào thị trường việc làm.
 
Giới chuyên gia cho rằng, Chính phủ Malaysia cần ban hành nhiều chính sách, thúc đẩy cải cách để giải quyết tình trạng thiếu việc làm. Trong đó, một vấn đề quan trọng mà chính phủ cần sớm giải quyết điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế. Với số lượng người có trình độ học vấn ngày càng tăng, nền kinh tế Malaysia cần phải có sự gia tăng phù hợp về cơ hội việc làm có tay nghề cao để tối ưu hóa lực lượng lao động. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ cần thúc đẩy phát triển các ngành nghề, lĩnh vực đang có tốc độ tăng trưởng và nhu cầu lao động tay nghề cao trên toàn thế giới như công nghệ, năng lượng xanh. Ngoài ra, Chính phủ Malaysia cần sớm có giải pháp để chuyển đổi các ngành nghề sử dụng tay nghề thấp sang tay nghề cao.
 
Để giải quyết vấn đề “chảy máu chất xám”, Viện Phân tích chiến lược và Nghiên cứu chính sách (INSAP) đã đề xuất phân cấp đô thị và tái công nghiệp hóa. Điều này bao gồm phát triển các đặc khu kinh tế, thúc đẩy các khu công nghiệp nông thôn và ven đô cũng như áp dụng công nghệ để tạo việc làm có tay nghề cao. Ngoài ra, việc định hình lại nhận thức của công chúng về Chương trình giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề (TVET), nâng cao năng lực của người hướng dẫn, tổ chức lại hệ thống TVET và tích hợp nó với nền tảng MYFutureJob là cần thiết để tăng cường phát triển kỹ năng.