VCSC cũng lưu ý rủi ro với ACV là trích lập dự phòng nợ xấu hoặc vốn xây dựng cơ bản cao hơn dự kiến; tiến độ mở rộng công suất sân bay chậm hơn dự kiến; lượng hành khách thấp hơn dự kiến.
Tiếp tục trích lập dự phòng nợ xấu cao
Chứng khoán Vietcap (VCSC) vừa có báo cáo phân tích Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (
ACV) với việc điều chỉnh hạ khuyến nghị từ Khả quan xuống Phù hợp thị trường dù giá mục tiêu gần như không đổi do giá cổ phiếu đã tăng 16% trong 3 tháng qua.
VCSC điều chỉnh giảm 2% dự báo lợi nhuận sau thuế cốt lõi (không bao gồm lãi/lỗ tỷ giá) cho năm 2024 và tăng lần lượt cho năm 2025 và 2026 thêm 1% và 3%.
VCSC giữ nguyên dự báo về tổng trích lập dự phòng nợ xấu là 5,4 nghìn tỷ đồng cho giai đoạn 2023-2025, tương đương 15% tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (EBIT) trong kỳ. VCSC kỳ vọng
ACV sẽ thu hồi được phần lớn khoản phải thu này trong giai đoạn 2026-2028.
VCSC giữ nguyên dự báo lần lượt là 40/46 triệu hành khách quốc tế vào năm 2024/2025, so với 42 triệu vào năm 2019 trước đại dịch COVID-19.
VCSC cũng lưu ý rủi ro là trích lập dự phòng nợ xấu hoặc vốn xây dựng cơ bản cao hơn dự kiến; tiến độ mở rộng công suất sân bay chậm hơn dự kiến; lượng hành khách thấp hơn dự kiến.
VCSC dự báo năm 2024 doanh thu thuần của
ACV sẽ đạt mức 23.013 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 10.287 tỷ đồng.
Đáng nói, trong kỳ, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của
ACV chiếm 2.992 tỷ đồng trong đó bao gồm 1,8 nghìn tỷ đồng dự phòng nợ xấu. Đồng thời, chi phí tài chính của
ACV cũng ngốn 584 tỷ đồng với giả định tỷ giá JPY/VND tăng 5%, đảo ngược mức giảm trong năm 2023.
Dự báo năm 2024 của Vietcap cho ACV
Sân bay Quốc tế Long Thành (LTA): Sắp đấu thầu thêm nhiều gói thầu quan trọng. Ngày 21/2,
ACV thông báo sẽ đấu thầu 5 gói thầu Nhà ga hàng hóa số 1, bãi đỗ xe, hạ tầng cung cấp nhiên liệu, đường nội bộ và sân đỗ nhà ga hành khách trong vài tháng tới và cần khởi công xây dựng các hạng mục này vào giữa năm 2024 và hoàn tất vào giữa năm 2026.
Như vậy, trong số 9 gói thầu trọng điểm
ACV đảm nhận, có 4 gói đang được xây dựng và 5 gói còn lại sẽ được đấu thầu trong vài tháng tới.
Trong khi đó, Dự thảo mới nhất của Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 140/2020, nếu được thông qua, sẽ cho phép
ACV chia cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận giữ lại để tăng vốn điều lệ. Điều này được đề xuất nhằm giúp
ACV linh hoạt hơn trong việc cấp vốn cho dự án Sân bay Quốc tế Long Thành.
Mới đây, Vietcombank, Vietinbank và BIDV đã thông báo sẽ cho
ACV vay lên tới 1,8 tỷ USD, tương đương 39% tổng vốn đầu tư 4,6 tỷ USD của
ACV cho dự án.
Giao thông quốc tế tiếp tục phục hồi trong năm 2024. Tháng 1/2024, tổng lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam đạt mức kỷ lục được ghi nhận vào tháng 1/2019. Trong khi du khách Trung Quốc chỉ quay trở lại mức 65% so với mức tháng 1/2019, lượng khách Hàn Quốc đã vượt qua mức trước đó là 7%.
Ngoài ra, lượng du khách của Ấn Độ tăng trưởng nhanh chóng, hứa hẹn trở thành thị trường trọng điểm mới của du lịch Việt Nam.
Vào năm 2024, VCSC kỳ vọng số lượng hành khách quốc tế sẽ phục hồi lên 95% so với mức trước dịch COVID-19 so với 69% vào năm 2023.
Ngược lại, lượng khách trong nước tiếp tục yếu trong năm 2024. Lượng khách trong nước của
ACV năm 2023 giảm 8% so cùng kỳ và VCSC kỳ vọng con số này sẽ không đổi so với cùng kỳ trong năm 2024.
VCSC dự báo sẽ có độ trễ giữa quá trình phục hồi của hoạt động sản xuất và niềm tin và chi tiêu của người tiêu dùng trong nước. Do đó, VCSC kỳ vọng lĩnh vực du lịch trong nước sẽ tiếp tục yếu trong nửa đầu năm 2024 và phục hồi trong nửa cuối năm 2024.
Đề án pháp lý quản lý đường băng và niêm yết trên HOSE
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án pháp lý vào tháng 12/2020 để
ACV quản lý và khai thác tài sản hạ tầng hàng không (bao gồm cả đường băng) đến hết năm 2025 trong khi quyền sở hữu đường băng vẫn thuộc về Chính phủ.
Theo đề án pháp lý này, Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất
ACV sử dụng nguồn thu từ tài sản cơ sở hạ tầng hàng không để tài trợ cho các dòng tiền cần thiết như bảo trì và sửa chữa tài sản.
Cho đến cuối năm 2025, Chính phủ sẽ đánh giá lại tài sản hạ tầng đường băng, có thể đưa vào bảng cân đối kế toán của
ACV để đổi lấy việc tăng cổ phần Nhà nước.
Trong thời gian Quyết định này có hiệu lực từ ngày 7/12/2020 đến ngày 31/12/2025, Chính phủ giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định giá trị tài sản hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư đưa vào
ACV thông qua việc tăng cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước của công ty.
Việc
ACV chuyển sang HOSE đòi hỏi phải giải quyết mọi vấn đề còn tồn đọng. Có 2 vấn đề được kiểm toán viên nhấn mạnh: (1) chờ quyết toán cổ phần hóa và (2)
ACV bắt đầu ghi nhận doanh thu, chi phí liên quan đến tài sản hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư (bao gồm cả đường băng) từ năm 2021.
Do đó, so sánh cùng kỳ về thu nhập và lợi nhuận của
ACV báo cáo lưu chuyển tiền tệ không được áp dụng. Ngoài ra, Bộ GTVT chưa phê duyệt danh mục tài sản hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư bàn giao cho
ACV.
Dự báo DTTD cho giai đoạn 2024-2030