• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 5:18:23 CH - Mở cửa
Gạo Việt tăng trưởng "thần tốc" nhưng vẫn có "sạn"
Nguồn tin: Congluan.vn | 29/05/2024 1:42:26 CH

Mặc dù xuất khẩu gạo của Việt Nam đang tăng về cả kim ngạch lẫn giá trị, song vẫn còn một số điểm yếu kém, vẫn có "sạn".

Gạo vẫn có “sạn”

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 9,5% về lượng và tăng 33,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu rau quả tăng 38,1% về trị giá. 

Xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng đều đạt tăng trưởng đáng khích lệ (đối với ngành gạo, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia, Malaysia chiếm 70,69% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng).

Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang tăng về cả kim ngạch lẫn giá trị. (Ảnh: ST)

Đối với ngành hàng rau quả, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm 61,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng.

Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: Mặc dù xuất khẩu gạo của Việt Nam đang tăng về cả kim ngạch lẫn giá trị, song vẫn còn một số điểm yếu kém, vẫn có "sạn".

Cụ thể, theo Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, quy trình sản xuất, chế biến của các hộ sản xuất và doanh nghiệp chưa hoàn toàn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng, yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng.

Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, thiếu liên kết, chất lượng chưa ổn định, sản phẩm xuất khẩu còn ở dạng thô, thiếu chế biến sâu; một số doanh nghiệp chưa nắm vững các quy định, chính sách của thị trường nhập khẩu hay các yêu cầu kèm theo ưu đãi từ các FTA.

Một số doanh nghiệp chưa chú trọng xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm…

Đồng thời, hoạt động thương mại mặt hàng gạo và rau quả trong thời gian tới sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục đối mặt với tình trạng bất ổn an ninh chính trị leo thang tại một số quốc gia, khu vực; tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao; nhiều nền kinh tế lớn tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ… tạo áp lực lớn lên thương mại hàng hóa; yêu cầu về quy chuẩn, chất lượng sản phẩm ngày càng gia tăng…

Để đạt được mục tiêu phục hồi xuất khẩu, tăng khoảng 6% so với năm 2023, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng cần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất; đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; tận dụng hiệu quả cơ hội từ các Hiệp định thương mại, đàm phán mở cửa thị trường, ứng phó với các hàng rào kỹ thuật, biện pháp phòng vệ thương mại…

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo cạnh tranh không lành mạnh về giá

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2024 sẽ khởi sắc khi các thị trường lớn tăng khối lượng nhập khẩu. 

“Các nước đang nghe ngóng xem Ấn Độ có dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo do Elnino, khả năng đến tháng 9 chưa dỡ bỏ, đây là cơ hội cho Việt Nam”, ông Nam nói.

Dù vậy, ông cũng nêu một số vấn đề tồn tại, như việc doanh nghiệp nợ tiền lúa nông dân, hay việc doanh nghiệp xuất khẩu gạo cạnh tranh không lành mạnh về giá. Đồng thời đề nghị Liên bộ và Hiệp hội chỉ đạo rốt ráo xử lý vấn đề này.

Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, trong số 157 đầu mối xuất khẩu gạo, chỉ 70 doanh nghiệp thuộc hiệp hội, số còn lại họ không báo cáo và khó chỉ đạo. Theo quy định thì cũng không có biện pháp nào để chế tài. Do vậy, chỉ có Bộ Công Thương mới có thể xử lý được. Ông Nguyễn Ngọc Nam đề xuất áp dụng giá sàn trong xuất khẩu gạo.

Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương. (Ảnh: CD)

Về các vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho hay,  các đơn vị chức năng tập trung tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp và hội viên tiếp cận thông tin, khai thác tối đa ưu đãi từ các FTA, đồng thời đảm bảo đáp ứng những yêu cầu của từng thị trường, những yêu cầu hoặc thích nghi kịp thời với động thái chính sách của nước nhập khẩu, xử lý hiệu quả tranh chấp thương mại (nếu phát sinh).

Bên cạnh đó, hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cơ cấu lại sản xuất, cơ cấu lại doanh nghiệp theo hướng xanh, sạch. Tư vấn cho các địa phương trong việc tổ chức, quy hoạch vùng trồng đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tuân thủ mã số vùng trồng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường nhập khẩu.

Bộ trưởng cũng đề nghị các đơn vị tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động và vai trò ảnh hưởng của Hiệp hội ngành hàng với các hội viên. Rà soát sửa đổi bổ sung quy chế, quy định gắn với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, và cần có chế khuyến khích, quy chế rõ ràng, rằng buộc trách nhiệm của các doanh nghiệp thành viên trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị các bộ, ngành tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao để đẩy mạnh và kiện toàn sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông sản nói chung và gạo, rau quả nói riêng theo hướng bền vững, minh bạch, hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đặc biệt nhấn mạnh: Trong trường hợp các doanh nghiệp không tuân thủ, bán phá giá thì sẽ có chế tài xử phạt.

Định Trần-Link gốc