Quốc gia mua gạo lớn nhất của Việt Nam là Philippines đã quyết định giảm thuế nhập khẩu từ 35% xuống còn 15% và áp dụng đến năm 2028. Điều này, sẽ tác động ra sao đến xuất khẩu gạo của Việt Nam?
‘Thời kỳ’ gạo cấp thấp có trở lại khi NFA được phép mua gạo?
Philippines giảm mạnh thuế nhập khẩu gạo đến 2028
Thống kê của Tổng cục hải quan cho thấy, 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt gần 3,17 triệu tấn với trị giá đạt trên 2 tỉ đô la Mỹ, tăng 9,5% về lượng và 33,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam khi đạt khối lượng trên 1,489 triệu tấn, với trị giá đạt gần 936 triệu đô la Mỹ, tăng 15,9% về lượng và 44,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Tờ Philstar.com của Philippines dẫn các thống kê của quốc gia này cho thấy, 5 tháng đầu năm 2024, Philippines đã nhập khẩu tổng cộng 2,086 triệu tấn gạo. Trong đó, Việt Nam là quốc gia cung cấp gạo lớn nhất với khối lượng đạt trên 1,522 triệu tấn.
Dù đã nhập khẩu một lượng gạo rất lớn, nhưng giá lương thực trong nước của Philippines vẫn liên tục “leo thang”. Do vậy, quốc gia này đã quyết định giảm thuế nhập khẩu nhằm “hạ nhiệt” giá lương thực cung cấp đến người dân.
Tổng thống Philipines Ferdinand Marcos Jr. đã phê duyệt chương trình thuế quan toàn diện mới cho giai đoạn 2024-2028. Trong đó, giảm thuế nhập khẩu gạo từ 35% xuống còn 15% cả trong và ngoài hạn ngạch, áp dụng đến năm 2028.
Việc giảm thuế được kỳ vọng sẽ kéo giảm giá gạo nhập khẩu xuống hay nói cách khác người dân sẽ được tiếp cận nguồn lương thực với giá cả hợp lý hơn so với hiện nay…
Việt Nam có cơ hội gia tăng xuất khẩu vào Philippines. Ảnh: Trung Chánh
“Tiết kiệm” hơn trăm đô mỗi tấn, gạo Việt sẽ “bùng nổ”?
Câu hỏi được đặt ra, đó là việc thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam giảm mạnh thuế sẽ tác động ra sao đến Việt Nam nói riêng và các nước bán gạo vào Philippines nói chung?
Trao đổi với KTSG Online, ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, Philippines giảm mạnh thuế nhập khẩu gạo từ 35% xuống còn 15% sẽ khiến giá thành gạo nhập khẩu của quốc gia này giảm đáng kể so với trước đó, giúp người tiêu dùng tiếp cận nguồn lương thực giá tốt hơn.
Theo ông Bình, việc giảm thuế như nêu trên giúp các nhà nhập khẩu của Philippines giảm bớt gánh nặng vì khoản phí này nhà nhập khẩu phải chịu. “Điều này, giúp kích thích thương nhân Philippines nhập khẩu gạo nhiều hơn”, ông dự báo.
Ông Bình dẫn chứng, nếu lấy giá bình quân nhập khẩu gạo của Philippines từ Việt Nam là 600 đô la Mỹ/tấn (bình quân giá xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines 4 tháng đầu năm 2024 là trên 628 đô la Mỹ/tấn), thì với mức thuế 35% đồng nghĩa nhà nhập khẩu phải đóng lên đến 210 đô la Mỹ/tấn, tức giá thành nhập khẩu lên đến 810 đô la Mỹ/tấn. “Như vậy, các nhà nhập khẩu gạo của Philippines bán ra cho người tiêu dùng phải trên 810 đô la Mỹ/tấn mới đảm bảo có lợi nhuận”, ông thông tin.
Tuy nhiên, trường hợp thuế giảm xuống còn 15%, thì nhà nhập khẩu gạo của Philippines chỉ đóng 90 đô la Mỹ/tấn, tức đã giảm 120 đô la Mỹ/tấn so với trước đó. “Lúc này, giá thành gạo nhập khẩu vào Phiippines chỉ còn 690 đô la Mỹ/tấn và bán ra trên mức đó là đã có lãi rồi”, ông Bình cho biết.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Giám đốc Công ty Vạn Lợi cũng nhấn mạnh, việc Philippines giảm thuế sẽ khiến giá thành gạo nhập khẩu của quốc gia này giảm đáng kể, tức người tiêu dùng sẽ mua lương thực với giá hợp lý hơn.
“Điều này giúp việc nhập khẩu gạo của Phililippines sẽ tăng lên khi người tiêu dùng được tiếp cận giá gạo tốt hơn hay nói cách khác xuất khẩu gạo của các nước vào Philippines sẽ tốt hơn, bao gồm cả Việt Nam”, ông Phong nhấn mạnh.
Từ chính sách thuế mới của Philippines, theo ông Bình của Trung An, người tiêu dùng của quốc gia này sẽ được hưởng lợi đầu tiên. “Đây là chính sách nhằm mục đích tạo lợi ích cho người tiêu dùng Philippines. Bởi nhà nhập khẩu nếu đóng thuế cao họ sẽ bán gạo giá cao”, ông cho biết.
Tuy nhiên, ông Bình cho biết, việc giảm thuế như nêu trên có thể giúp doanh nghiệp Việt Nam bán gạo giá cao hơn, nhất là khi nguồn cung thế giới có xu hướng khan hiếm hơn. Bởi lẽ, nếu Việt Nam nâng giá bán thêm 10-20 đô la Mỹ/tấn, thì giá thành nhập khẩu của Philippines vẫn thấp hơn so với thời điểm áp thuế 35%. “Philippines giảm thuế có thể giúp giá gạo tăng lên 620-630 đô la Mỹ/tấn thay vì 600 đô la Mỹ/tấn, nhưng giá đến tay người tiêu dùng vẫn thấp hơn khi áp thuế 35%”, ông Bình cho biếánh