• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,07 -0,04/0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 2:35:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,07   -0,04/0,00%  |   HNX-INDEX   221,90   -0,58/-0,26%  |   UPCOM-INDEX   92,63   -0,48/-0,52%  |   VN30   1.315,31   +1,83/+0,14%  |   HNX30   461,50   -0,69/-0,15%
20 Tháng Giêng 2025 2:41:36 CH - Mở cửa
Làm gì để thúc đẩy ‘tương lai số’ bền vững cho doanh nghiệp Việt?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 26/06/2024 8:30:44 SA

Ngành công nghệ tài chính (Fintech) ở Việt Nam đang cần được tạo dựng niềm tin để vượt qua các thách thức và phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Tương tự, để thúc đẩy “tương lai số” bền vững cho các doanh nghiệp Việt, không những cần củng cố lòng tin mà còn cần hiểu rõ, có những thay đổi tích cực với “tư duy số”. 

Khi được hỏi đâu là thách thức cho việc phát triển ngành Fintech ở Việt Nam, ông David Jordan, Giám đốc điều hành của Công ty Enteruptors (một doanh nghiệp hàng đầu của Australia trong lĩnh vực kỹ thuật số), cho rằng vấn đề đang nằm ở niềm tin. Đơn cử như tình trạng lừa đảo tài chính trên mạng internet diễn ra liên tiếp trong thời gian qua ở Việt Nam khiến cho người dân suy giảm niềm tin, nên cần giải quyết vấn đề này.

Tạo dựng niềm tin từ ngành Fintech

Theo ông Jordan, các dịch vụ công nghệ tài chính và kinh doanh số của doanh nghiệp (DN) Việt cần phải gắn với niềm tin của người tiêu dùng. Bản thân những DN muốn đầu tư vào ngành Fintech tại Việt Nam cũng phải có niềm tin. Điều này đòi hỏi Chính phủ phải đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ số, đảm bảo an ninh mạng. Nói chung, chỉ có tạo dựng niềm tin hài hòa giữa các bên thì ngành Fintech sẽ phát triển mạnh.

Thay đổi tích cực với “tư duy số” sẽ giúp các DN Việt có được “tương lai số” một cách bền vững.

Còn theo ông Allan Nguyễn, đồng sáng lập của EzyRemit Worldwide (một công ty Fintech đang mở rộng mô hình ra 55 quốc gia), để các công ty Fintech hoạt động thành công ở Việt Nam thì hai yếu tố cốt lõi là xây dựng niềm tin và thúc đẩy quan hệ với các đối tác quan trọng. 

Ông Allan Nguyễn cho rằng do công nghệ tài chính vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam nên các công ty fintech phải làm sao giúp cho người dân hiểu rõ tầm quan trọng, lợi ích của lĩnh vực công nghệ số này. Nhất là các DN Việt nên hỗ trợ hướng dẫn để người dân hiểu rõ, thông thạo các thao tác khi sử dụng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số.

Chia sẻ tại Diễn đàn Công nghệ Australia – Việt Nam 2024 do Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade) tổ chức tại Tp.HCM vào ngày 25/6, bà Rebecca Ball, Tham tán Thương mại và Đầu tư Cấp cao Chính phủ Australia, nhận định Việt Nam đang có nhu cầu ngày càng cao về công nghệ tài chính. Ngành Fintech hiện đang phát triển theo cấp số nhân và dự kiến ​​sẽ đạt giá trị 18 tỷ USD vào cuối năm 2024.

Xét về triển vọng của lĩnh vực này, ông Trần Huyền Dinh, Chủ nhiệm Ủy ban Ứng dụng Fintech của Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), khẳng định thị trường Fintech ở Việt Nam là rất tiềm năng khi mà trên 80% dân số sử dụng Internet và có tỷ lệ dân số trẻ, là lợi thế để áp dụng công nghệ số mới trong lĩnh vực tài chính. Riêng phân khúc thanh toán kỹ thuật số ở trong nước từ 5,5 tỷ USD vào năm 2017 khi đến năm 2022 đã đạt 20 tỷ USD, tức là tăng gấp 4 lần. Và dự báo đến năm 2030 ở phân khúc thanh toán này sẽ đạt 55 tỷ USD.

Từ đó, ông Dinh nhấn mạnh các DN Fintech phải tạo dựng niềm tin thị trường, thúc đẩy quan hệ đối tác với các DN địa phương để ngành này ngày càng lớn mạnh, tiên phong trong việc phát triển công nghệ số hóa ở Việt Nam.

Không chỉ với Fintech, theo Google, Temasek và Bain & Co., nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam hồi năm 2023 tăng trưởng 19%, trị giá hơn 30 tỷ USD, được xếp thứ ba ở Đông Nam Á sau Indonesia và Thái Lan. Dự báo đến năm 2030, nền kinh tế số của Việt Nam kỳ vọng đạt giá trị 120–200 tỷ USD.

Với tiềm năng như vậy, để phát triển tương lai kỹ thuật số hay còn gọi là “tương lai số” bền vững ở Việt Nam đang cần sự nỗ lực nhiều hơn nữa từ bản thân các DN nội địa, trong đó có các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) vốn chiếm tỷ lệ hơn 90% tổng số DN của cả nước. 

Thay đổi tích cực với "tư duy số"

Tuy vậy, có nhiều DN thuộc nhóm MSME đến hiện tại vẫn còn chưa thực sự hiểu biết về chuyển đổi số và tầm quan trọng của chuyển đổi số, và thậm chí là chưa biết bắt đầu từ đâu. Ngoài hạn chế về mặt nhận thức, các MSME được cho là gặp nhiều khó khăn cản trở quy trình chuyển đổi số của họ, bao gồm vấn đề về tài lực, nhân lực có kỹ năng số, năng lực quản trị, bảo mật thông tin…

Trong khi đó, lợi ích của việc chuyển đổi số lại là điều rất dễ nhận thấy đối với các DN Việt. Ông Phạm Hồng Sơn, chuyên gia về Thương mại điện tử và Chuyển đổi số hệ thống phân phối (Unilever), đã đúc rút rằng câu chuyện chuyển đổi số cuối cùng vẫn là vấn đề gia tăng doanh số và tiết giảm chi phí của DN. 

Ông Sơn cho biết hiệu quả của việc này có thể thấy rõ từ nhiều năm trước khi có những DN tiên phong số hóa kênh phân phối và sử dụng các nền tảng (platform) để tăng doanh số. DN đã giới thiệu app (ứng dụng) cho salesman (nhân viên bán hàng), và những app này đã số hóa kênh bán hàng giúp tăng hiệu quả bán hàng. 

Trong khi đó, ông Shashi J, Phó tổng giám đốc Dịch vụ Tư vấn Công nghệ CTCP Tư vấn EY Việt Nam, lưu ý, hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới ngập tràn công nghệ số, với hàng loạt công nghệ mới đưa ra hàng tuần, thậm chí hàng ngày. 

Chính vì vậy, ông Shashi J có lời khuyên cho các DN Việt là cần ứng phó trước nhiều công nghệ số mới đưa ra thị trường sẽ ảnh hưởng đến cách thức lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng. Và nếu các DN muốn tiếp tục duy trì kinh doanh, muốn tiếp tục bám đuổi thị trường trong 10-20 năm nữa, thì phải trả lời trước những vấn đề này.        

Ngoài ra, để nhóm doanh nghiệp MSME có thể bứt phá trên hành trình chuyển đổi số, Ts. Đặng Phạm Thiên Duy (Đại học RMIT) có lời khuyên là họ cần có những giải pháp đặc thù để chuyển đổi số thành công. Cụ thể là nên bắt đầu bằng việc đánh giá kỹ lưỡng và sâu sắc hiện trạng tổ chức của họ, bao gồm “tư duy số” của chính bản thân lãnh đạo DN, nhằm có thông tin đầy đủ để lập lộ trình chuyển đổi hợp lý. 

Theo ông Duy, “tư duy số” là sự kết hợp của tư duy kinh doanh (khả năng ra quyết định và mạo hiểm), tư duy thị trường (khả năng thấu hiểu khách hàng và thiết kế sản phẩm phù hợp), và tư duy học hỏi (khả năng cởi mở đón nhận cái mới và thử thách cái cũ). Cả ba loại tư duy này cần hiện hữu cùng lúc để người chủ doanh nghiệp MSME có thể ra quyết định và lèo lái hành trình chuyển đổi số của tổ chức mình.

“Hiểu rõ được tư duy số của chủ DN là quan trọng vì một lợi thế đặc biệt của MSME chính là khả năng ra quyết định và chuyển biến nhanh nhẹn, đặc biệt khi chủ DN là người nắm quyền kiểm soát vận hành và có mối quan tâm mạnh mẽ về sự thành công của DN mình”, vị chuyên gia của RMIT lưu ý.

Thế Vinh-Link gốc