• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.273,96 +5,75/+0,45%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.273,96   +5,75/+0,45%  |   HNX-INDEX   234,65   -0,31/-0,13%  |   UPCOM-INDEX   93,37   -0,10/-0,11%  |   VN30   1.315,39   +6,34/+0,48%  |   HNX30   511,90   -1,85/-0,36%
08 Tháng Chín 2024 11:00:25 SA - Mở cửa
Hàng không phục vụ 37 triệu khách, hai sân bay cửa ngõ đón khách quốc tế ở mức kỷ lục
Nguồn tin: Vneconomy | 23/07/2024 11:17:11 SA

Trong khi thị trường nội địa có phần sụt giảm, hoạt động khai thác thị trường hàng không quốc tế lại vụt sáng. Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho thấy sản lượng khách quốc tế nửa đầu năm đạt 20,3 triệu khách, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023 và xấp xỉ năm 2019...

Sản lượng hành khách quốc tế qua các cảng hàng không quốc tế trọng điểm cho thấy sự tăng trưởng rõ nét, thậm chí vượt thời điểm trước dịch.

Thông tin từ Hội nghị sơ kết công tác vận tải hàng không 6 tháng đầu năm 2024 và định hướng, dự báo cho năm 2024 do Cục Hàng không Việt Nam vừa tổ chức cho thấy tổng thị trường hành khách đạt gần 37,5 triệu khách, tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm 2023 và bằng 97% so với cùng kỳ năm 2019, đây là thời điểm hoạt động hàng không đang trên đà tăng trưởng tốt.

THỊ TRƯỜNG KHÁCH QUỐC TẾ VỤT SÁNG

Trong khi thị trường nội địa sụt giảm, hoạt động khai thác thị trường quốc tế vụt sáng, với sản lượng đạt 20,3 triệu khách, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023 và xấp xỉ mức cùng kỳ năm 2019.

Sản lượng vận chuyển hàng hoá đạt 492,7 nghìn tấn, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 2% so với cùng kỳ năm 2019.

Cùng với số liệu về sản lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa quốc tế, số lượng lượt cất hạ cánh quốc tế tại các cảng hàng không quốc tế có khai thác quốc tế cũng thể hiện tăng trưởng ấn tượng, cả về giá trị tuyệt đối cũng như tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023 và so với cùng kỳ các năm trước.

"Với các cảng hàng không quốc tế trọng điểm, sản lượng hành khách quốc tế cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh so cùng kỳ 2023 và đạt tương đương mức sản lượng của năm 2019. Trong đó, hai cửa ngõ chính là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất có lượng hành khách quốc tế thông qua đạt lần lượt là 5,9 và 8 triệu khách, cao nhất từ trước đến nay".

Cục Hàng không Việt Nam.

Về mạng đường bay khai thác quốc tế, trong 6 tháng đầu năm 2024 có 63 hãng hàng không nước ngoài (gồm 4 hãng Việt Nam: Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vietjet Air, Vietravel Airlines) khai thác gần 160 đường bay quốc tế kết nổi Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

Mạng đường bay quốc tế đã khôi phục tương đương giai đoạn trước dịch Covid-19 và còn tiếp tục mở rộng sang các thị trường mới ở Trung Á, Ấn Độ, Úc...

Đặc biệt, vào các dịp lễ, Tết và khi bước vào giai đoạn nghỉ hè, các đường bay quốc tế đến các điểm du lịch như Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Đà Lạt đều được các hãng hàng không khai thác với sản lượng và tần suất tăng cao.

Trong đó, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng có 24 hãng hàng không khai thác 17 đường bay quốc tế, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh có 16 hãng hàng không khai thác 13 đường bay quốc tế, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có 7 hãng hàng không khai thác 8 đường bay quốc tế, Cảng hàng không quốc tế Liên Khương (sau khi được công bố quốc tế) sẽ có thêm các hãng hàng không nước ngoài khai thác thường lệ.

Hoạt động vận tải hàng không vẫn ghi nhận nhiều kết quả khả quan dù các hãng hàng không Việt Nam nói riêng và thị trường hàng không nói chung tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức từ yếu tố nội tại cũng như yếu tố khách quan.

Đặc biệt là khó khăn do sụt giảm quy mô đội tàu bay do triệu hồi động cơ của nhà sản xuất và sự tăng cao của giá nhiên liệu hay tỷ giá ngoại tệ.

Đại diện Phòng Vận tải hàng không (Cục Hàng không Việt Nam) cho rằng một trong những yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của hoạt động khai thác vận chuyển hàng không quốc tế là từ các chính sách, chương trình ưu đãi về du lịch và thị thực lưu trú của Việt Nam với khách du lịch quốc tế.

Cùng với đó, cơ quan quản lý chuyên ngành hàng không cũng đang tiếp tục xúc tiến triển khai đàm phán sửa đổi, bổ sung, ký kết các hiệp định hàng không với nhà chức trách các quốc gia trên thế giới.

Những điều này đã, đang và sẽ tạo thuận lợi cho các hãng hàng không tăng cường khai thác và tạo thuận tiện, đáp ứng các nhu cầu của hành khách trong việc di chuyển quốc tế. 

Cục Hàng không Việt Nam dự báo trong cả năm 2024, hoạt động khai thác thị trường quốc tế sẽ tiếp tục gia tăng và là động lực chính cho sự tăng trưởng chung của toàn thị trường, trong khi thị trường nội địa tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi nguồn cung do các yếu tố khách quan vì thiếu hụt tàu bay, tỷ giá, lãi suất, giá nhiên liệu...

CHỦ ĐỘNG GỠ KHÓ CUỐI NĂM

Cũng theo Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng, bên cạnh những kết quả về hoạt động vận tải hàng không, trong tháng 05/2024, Đoàn Thanh sát an toàn hàng không toàn cầu USOAP (Universal Safety Oversight Audit Programme) của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã thực hiện đánh giá tổng thể năng lực đảm bảo an toàn của toàn ngành hàng không Việt Nam.

Theo kết quả đánh giá sơ bộ được công bố bởi Đoàn Thanh sát an toàn hàng không của ICAO, điểm trung bình chỉ số thực hiện hiệu quả (EI) trong công tác đảm bảo an toàn của toàn ngành hàng không Việt Nam đạt được 77,1% tăng 11,54% so với kết quả đánh giá năm 2016 (65,56%).

Với kết quả này, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có chỉ số đảm bảo an toàn cao hơn mức trung bình của khu vực châu Á – Thái Bình Dương (65,31%) và mức trung bình của thế giới (68,81%). Đây cũng là điểm nổi bật của ngành hàng không Việt Nam, được cộng đồng quốc tế đánh giá rất tích cực. 

Những kết quả đạt được là động lực để Cục Hàng không Việt Nam cùng các đơn vị trong ngành hàng không tiếp tục nỗ lực, cố gắng, phối hợp hiệu quả, hoàn thành các kế hoạch, nhiệm vụ được giao, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động, đáp ứng các yêu cầu công tác, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn biểu dương những nỗ lực cố gắng của lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công chức Cục Hàng không Việt Nam. 

Theo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, trong 6 tháng đầu năm 2024, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, cũng có vô vàn những khó khăn thách mới mà hậu đại dịch Covid-19 để lại cho ngành giao thông vận tải nói chung và ngành hàng không nói riêng.

Trước những khó khăn này, Cục Hàng không Việt Nam đã tập trung các nguồn lực triển khai nhiều biện pháp quyết liệt đảm bảo cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa, điều hành bay an toàn, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, tăng năng lực điều hành bay, giảm ùn tắc trên không và ùn tắc tại sân bay. 

Thời gian tới, ngành hàng không còn đối mặt với nhiều khó khăn, từ việc thiếu tàu bay, tái cơ cấu, sắp xếp đường bay, giá nhiên liệu tăng cao, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ…

Do đó, lãnh đạo Bộ đề nghị Cục Hàng không Việt Nam chủ động giải quyết các khó khăn cũng như các kiến nghị, đề xuất các các hãng hàng không, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

Về dự báo thị trường, theo Cục Hàng không Việt Nam, tổng thị trường vận tải hàng không năm 2024 sẽ đạt xấp xỉ 78,3 triệu khách và 1,21 triệu tấn hàng hóa, tăng tương ứng 7,7% về hành khách và 13,4% về hàng hóa so với năm 2023.

Link gốc