• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.269,89 -9,88/-0,77%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.269,89   -9,88/-0,77%  |   HNX-INDEX   225,88   -1,55/-0,68%  |   UPCOM-INDEX   91,90   -0,24/-0,27%  |   VN30   1.348,92   -9,11/-0,67%  |   HNX30   487,21   -5,78/-1,17%
23 Tháng Mười 2024 5:32:04 SA - Mở cửa
Giá cước vận tải biển “làm khó” doanh nghiệp xuất khẩu
Nguồn tin: Vietnam+ | 09/07/2024 3:37:52 CH

 Với cước vận tải hàng hóa bằng đường biển tăng 120% trong nửa đầu năm 2024 và chưa có dấu hiệu dừng lại, doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.

Theo chỉ số World Container Index (WCI) do hãng tư vấn hàng hải hàng đầu thế giới Drewry vừa công bố, giá cước trung bình cho 1 container 40 feet trên 8 tuyến hàng hải chính của thế giới đã tăng từ 2.670 USD lên 5.868 USD từ đầu năm đến nay, tương đương với mức tăng 120% và chưa có dấu hiệu dừng lại. 

Sự gia tăng này đang khiến chi phí xuất khẩu tăng mạnh, từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Giá cước vận tải bằng đường biển đang “làm khó” doanh nghiệp xuất khẩu. Ảnh minh họa : Phúc Sơn - TTXVN

Theo báo cáo “Triển vọng Doanh nghiệp” năm 2024 vừa được Ngân hàng UOB (Singapore) thực hiện tại 4.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực ASEAN và Trung Quốc cho thấy không chỉ chi phí xuất khẩu tăng do chi phí logistics tăng, doanh nghiệp xuất khẩu đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao và chi phí sản xuất tăng do phải tuân thủ các quy định ngày càng chặt chẽ về môi trường và an toàn lao động. Thêm vào đó, sự bất ổn chính trị tại khu vực Trung Đông và xung đột giữa Nga-Ukraine vẫn chưa được giải quyết tận gốc cũng đang ảnh hưởng mạnh tới các thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Vì vậy, để cải thiện môi trường kinh doanh, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động chuẩn bị kế hoạch sản xuất và logistics để đảm bảo xử lý đơn hàng đúng hạn; xây dựng uy tín bằng chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng đang được coi là chiến lược bền vững hơn so với cạnh tranh bằng giá.

Ngoài ra, để ứng phó với chi phí vận tải tăng cao, các doanh nghiệp cần xem xét các phương án tối ưu hóa chuỗi cung ứng, tìm kiếm các đối tác logistics có giá cả cạnh tranh, và cân nhắc việc đàm phán lại các hợp đồng dài hạn để giảm thiểu tác động của việc tăng giá cước vận tải, chuyên gia của UOB khuyến nghị. 

Cùng quan điểm này, bà Đinh Thị Thúy Phương, Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và dịch vụ (Tổng cục Thống kê) cho biết, giải pháp chính là tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa; xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách kinh tế, thương mại cần thực hiện đồng bộ và thường xuyên; tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng và minh bạch.

Cùng đó, phát triển xuất khẩu bền vững đi liền với đa dạng hóa thị trường hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý với các đối tác là giải pháp cũng cần tập trung thực hiện.  

Ngoài ra, các cơ quan chức năng liên quan cần đẩy mạnh dự báo thị trường, cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp những mặt hàng có thể gặp rủi ro bị tiến hành điều tra; giảm thiểu rủi ro do điều tra phòng vệ thương mại hướng tới tăng trưởng xuất khẩu bền vững; thực hiện các giải pháp chứng minh hàng hóa Việt Nam không bán phá giá; đa dạng giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng; đảm bảo tăng trưởng các chỉ tiêu công nghiệp, thương mại; tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA mang lại, bà Đinh Thị Thúy Phương nhấn mạnh.
Theo số liệu được Tổng cục Hải quan công bố, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2024 ước tính đạt 369,62 tỷ USD, tăng 14,6%% so với cùng kỳ năm 2023, tương đương mức tăng 51,08 tỷ USD, cán cân thương mại xuất siêu 11,84 tỷ USD.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 190,73 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động xuất khẩu, chiếm khoảng 72% tổng kim ngạch, trong khi đó doanh nghiệp trong nước chỉ đóng góp khoảng 28%. 
Tuy nhiên, vẫn có tín hiệu lạc quan về triển vọng xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm 2024 do đây là thời điểm tăng trưởng mạnh về xuất khẩu do nhu cầu mua sắm phục vụ các ngày lễ lớn tại các thị trường tiêu dùng chính như: châu Âu, Mỹ, Trung Quốc...

Thanh Cảnh-Link gốc