• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.239,26 -12,45/-0,99%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.239,26   -12,45/-0,99%  |   HNX-INDEX   230,84   -1,58/-0,68%  |   UPCOM-INDEX   92,57   -0,38/-0,41%  |   VN30   1.281,37   -12,93/-1,00%  |   HNX30   498,07   -6,06/-1,20%
17 Tháng Chín 2024 3:25:23 SA - Mở cửa
Dọn ‘chướng ngại vật’ để khơi thông đầu ra cho hàng Việt trên sân nhà
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 29/08/2024 8:43:56 SA
Các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả còn gia tăng, cộng với hàng nhập giá rẻ bày bán tràn lan trên kênh bán hàng trực tuyến, song song đó là quá nhiều nguồn cung từ nước ngoài với mức giá rẻ hơn hàng trong nước nhiều lần. Tất cả như những “chướng ngại vật” khiến cho đầu ra của hàng Việt trên thị trường “sân nhà” trở nên khó khăn, rất cần giải pháp khơi thông, nâng ý thức bảo vệ sản xuất trong nước.
 
Chỉ trong vòng 8 tháng đầu của năm 2024, lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã kiểm tra 50.445 vụ việc, qua đó phát hiện, xử lý 35.510 vụ vi phạm, trị giá hàng hóa tịch thu gần 148 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023).
 
Mối lo gian lận thương mại và hàng nhập giá rẻ
 
Nhìn vào con số vụ việc vi phạm như trên, để thấy tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường nội địa không khác gì những “chướng ngại vật” ảnh hưởng tiêu cực đến đầu ra của hàng Việt trên “sân nhà”, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp (DN) nội địa làm ăn chân chính.
 
 
Rất cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ các hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa, nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước.
 
Đơn cử như các gian lận thương mại trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) vẫn đang là nỗi ám ảnh cho hàng Việt với số vụ xử lý tăng 2,4 lần và số tiền xử phạt tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023, một số vụ việc đã chuyển cơ quan điều tra. 
 
Như lưu ý của ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không bày bán tràn lan như trước đây mà sau khi qua biên giới được tập kết tại các kho hàng nơi hẻo lánh, ít người qua lại hoặc nhà riêng, rồi lợi dụng TMĐT để kinh doanh. Hàng hóa được chuyển đến người tiêu dùng thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
 
Ngoài vấn đề nêu trên, hàng Việt vẫn còn đối mặt những “chướng ngại vật” khác khiến cho đầu ra chưa thể khơi thông như mong đợi. Điển hình như quá nhiều nguồn cung từ nước ngoài với những sản phẩm có giá thị trường rất rẻ và gần như rẻ hơn hàng trong nước nhiều lần. 
 
Điều này có thể thấy rõ ở ngành chăn nuôi trước thực trạng thịt gà và thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam có mức giá quá rẻ, chưa bằng nửa giá hàng cùng loại ở trong nước nên khối lượng nhập khẩu tăng vọt, gây khó khăn nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi nội địa. 
 
Như băn khoăn của ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, mỗi ngày “thủ phủ” chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cung cấp cho thị trường Tp.HCM và các tỉnh lân cận 120.000 tấn thịt heo và gia cầm. Thế nhưng lượng nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt trong thời gian qua tăng gần 20%, có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi trong nước. 
 
Hoặc như tình trạng hàng nhập giá rẻ (điển hình là từ Trung Quốc) tràn ngập các kênh bán hàng trực tuyến (online) đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các DN sản xuất trong nước. Điều này khiến cho nhiều mặt hàng Việt vốn có giá đắt hơn nhưng chất lượng tương đương hàng rẻ nên đành phải chấp nhận thua cuộc trên “sân nhà”, dẫn tới bị đào thải.
 
Trong báo cáo gần đây của Hiệp hội DN Tp.HCM cho thấy sự gia tăng đáng kể hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc tràn sang đã tạo áp lực đáng kể cho DN Việt. Không những thế, trào lưu bán hàng trực tuyến (livestream) không kiểm soát như hiện nay được cho là đang đe dọa và bóp nghẹt không gian sinh tồn của các nhà sản xuất nhỏ lẻ, làm phá vỡ tiêu chuẩn giá cả truyền thống, chỉ giúp giải phóng hàng tồn kho mà không thu được lợi nhuận, không có sự đảm bảo chất lượng và phổ biến tình trạng không nộp thuế.
 
Cần nâng ý thức bảo vệ hàng Việt
 
Còn theo ông Trần Hữu Linh, đa số các thương nhân xây dựng nhiều kho hàng gần cửa khẩu và thiết lập các điểm livestream chốt đơn ở các tỉnh, thành phố, giao hàng thông qua đơn vị chuyển phát. Các tài khoản chào hàng trung gian, địa điểm tiếp nhận đơn và chuyển hàng được bố trí ở nhiều địa điểm khác nhau. 
 
“Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ký gửi hàng hoá và sử dụng những người nổi tiếng, nhiều lượt theo dõi trên trang cá nhân để livestream, chốt đơn hàng. Do tốc độ lưu chuyển hàng hóa nhanh nên số lượng, chủng loại hàng hoá tại các kho tương đối lớn và thường xuyên biến động”, ông Linh nói.
 
Trong chuyện này, nhiều ý kiến cho rằng ngoài việc các cơ quan quản lý thị trường cần tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý các vụ việc vi phạm, thì những cá nhân, tổ chức tham gia bán hàng trực tuyến cùng các sàn TMĐT nội địa cần nâng cao ý thức hơn nữa để bảo vệ hàng Việt trên “sân nhà”.
 
Cũng nên nhắc đến Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành hôm 27/8 về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước. Trong đó có nêu rõ việc cần khuyến khích các sàn TMĐT đang hoạt động tại Việt Nam triển khai các chương trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước. Phát động phong trào tiêu dùng hàng hoá Việt, sản phẩm địa phương thông qua các mô hình gian hàng Việt, sản phẩm Việt trên TMĐT.
 
Bên cạnh đó, một “chướng ngại vật” khác cho hàng Việt đang nằm ở giá thành sản xuất thường cao hơn hàng nhập, lại đối mặt sức ép tăng giá vào các tháng cuối năm nay, nên việc cạnh tranh càng trở nên khó khăn hơn so với hàng ngoại nhập.
 
Giới chuyên gia cho rằng trước tình trạng khó khăn về đầu ra, khó nâng cao doanh số vào các tháng cuối năm nay, đòi hỏi các DN nội địa cần phải siết lại chi phí vận hành để làm sao cho hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn một cách đúng lúc, đúng người và đúng việc. 
 
Theo đó, các DN phải tính toán “cắt đầu, cắt đuôi” như thế nào cho hợp lý, như việc tiết giảm chi phí vận chuyển, từ việc lưu kho (tính toán thời gian) cho đến cự ly vận chuyển ra sao và sắp xếp trong từng container như thế nào. Và đặc biệt là tính toán chi phí chuyển đổi về tài chính (tức chuyển đổi ngoại tệ) trong việc nhập khẩu nguyên phụ liệu. Và tổng hợp hết lại, nếu giảm được ít nhất 1% chi phí vận hành trong cả tháng, một khi cộng lại trong cả năm sẽ ra được con số giảm giá thành đáng kể cho hàng hóa.
 
Ngoài ra, cũng nên nhắc lại lưu ý gần đây của Bộ Công Thương về một trong những mặt hạn chế còn tồn tại của hoạt động thương mại trong nước. Đó là còn thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các bên trong chuỗi cung ứng hàng hóa (nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà vận chuyển, người tiêu dùng), nhất là đối với hàng thực phẩm tươi sống, thiết yếu. Cho nên thị trường dễ bị biến động do tác động của tâm lý người tiêu dùng.
 
Chính vì vậy, trong Chỉ thị số 29/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh cần hình thành các chuỗi liên kết hàng thuần Việt. Nhất là cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ các hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa, nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước tại các kênh phân phối truyền thống và hiện đại.