• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
08 Tháng Mười Một 2024 8:56:22 CH - Mở cửa
Nâng cao năng lực ứng phó cho doanh nghiệp trước mối lo gia tăng các ‘đòn’ phòng vệ thương mại
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 13/09/2024 8:37:57 SA
Trước mối lo gia “đòn” phòng vệ thương mại (PVTM) của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng, đang đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải tăng nhận thức, tinh thần chuẩn bị, tạo năng lực ứng phó tốt hơn. Không chỉ theo dõi sát tình hình, họ cũng cần phối hợp tốt với các cơ quan quản lý có liên quan, sử dụng hiệu quả các công cụ cảnh báo sớm và có chiến lược chủ động hơn trong chuyện này.   
 
Thông tin mới đưa ra hôm 11/9 từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) là việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tiếp nhận Đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn (CORE). Trong đó Việt Nam là một trong 10 quốc gia xuất khẩu (XK) sản phẩm bị điều tra. 
 
Phải chuẩn bị tốt hơn
 
Theo số liệu của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), năm 2023, Việt Nam xuất khẩu (XK) 242 triệu USD sản phẩm bị cáo buộc sang Hoa Kỳ, chiếm khoảng 7% tổng thị phần xuất khẩu thép CORE vào Hoa Kỳ.
 
 
Trước mối lo các “đòn” phòng vệ thương mại không ngừng gia tăng, đòi hỏi các DN nội địa trong ngành thép cần có tinh thần chuẩn bị tốt hơn và có những chiến lược chủ động để kiểm soát hàng hóa sản xuất XK.
 
Hoặc như hồi tháng 8/2024, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng có xuất xứ hoặc XK từ Việt Nam. Nhằm kịp thời ứng phó với vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã khuyến nghị Hiệp hội Thép Việt Nam là các doanh nghiệp (DN) sản xuất, XK hàng hóa bị điều tra cần hợp tác đầy đủ, toàn diện với DGTR trong toàn bộ quá trình vụ việc.
 
Nói về các “đòn” PVTM đối với ngành thép, ông Đinh Quốc Thái, Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cho biết trong 20 năm trở lại đây (từ năm 2004 đến tháng 7/2024) nước ngoài đã kiện thép XK của Việt Nam là 75 vụ việc, trong đó riêng kiện chống bán phá giá là 43 vụ. 
 
Theo ông Thái, ngành thép luôn chủ động thu thập thông tin và chủ động hợp tác với cơ quan điều tra. Các DN xuất khẩu chấp nhận xu hướng sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) thì có tinh thần chuẩn bị tốt hơn, có giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện công tác quản trị, thiết lập các chuỗi giá trị của mình để mở rộng không gian XK nhằm phân tán rủi ro ở một vài thị trường.
 
Song song đó, như lưu ý của vị tổng thư ký VSA, bên cạnh việc trang bị kiến thức về PVTM thì các DN ngành thép cần có những chiến lược chủ động để kiểm soát hàng hóa sản xuất XK, đặc biệt là khâu nguyên vật liệu nhập mua. 
 
Không chỉ mặt hàng thép, tính đến tháng 9/2024, Việt Nam đã đối mặt với trên 250 vụ điều tra PVTM từ 24 thị trường với đa dạng các mặt hàng. Trong đó, đứng đầu là các vụ điều tra chống bán phá giá. 
 
Riêng tại các thị trường Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương, để bảo hộ ngành sản xuất nội địa một cách hiệu quả, các nước, vùng lãnh thổ ở những thị trường này thường xuyên điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM khi hàng hóa XK của Việt Nam liên tục tạo ra sức ép cạnh tranh với hàng hóa sản xuất nội địa.
 
Và theo thống kê của Bộ Công Thương cho thấy số lượng vụ việc PVTM từ các thị trường Châu Á, Châu Phi, Châu Đại Dương chiếm đến 136/253 vụ việc đối với hàng XK của ta. Các mặt hàng bị điều tra tương đối đa dạng như vật liệu xây dựng, các sản phẩm gỗ, hóa chất, nông, lâm, thủy sản…Kim ngạch các sản phẩm bị điều tra có thể lên tới hàng tỷ USD. 
 
Chính vì vậy, vào ngày 16/9 tới, Bộ Công Thương sẽ tổ chức một hội thảo để bàn về việc thúc đẩy tiềm năng XK hàng hóa và nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc PVTM tại thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương.
 
Cần hoàn thiện cơ chế phối hợp
 
Bộ Công Thương cho rằng thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm các vụ việc PVTM của nước ngoài đối với hàng hóa XK của Việt Nam. Nhất là cần tiếp tục hỗ trợ DN trong việc ứng phó các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài đã và đang điều tra.
 
Theo giới chuyên gia, việc tạo năng lực ứng phó trước các “đòn” phòng vệ thương mại (PVTM) là vô cùng quan trọng đối với các DN sản xuất và XK của Việt Nam để chủ động vận dụng và ứng phó kịp thời với các vụ việc về PVTM, nhằm bảo vệ hợp lý các nhà sản xuất hàng Việt XK.
 
Như lưu ý của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng tạo (trường Đại học Ngoại thương), trước các “đòn” phòng vệ ở thị trường nước ngoài thì các DN nội địa vẫn còn có những giới hạn nhất định trong việc phối hợp, chia sẻ thông tin với các cơ quan có thẩm quyền ở trong và ngoài nước. 
 
Không chỉ vậy, theo ông Hà, nhận thức, nguồn lực của DN, nhất là trong một số lĩnh vực mới bị điều tra, về PVTM còn hạn chế dẫn đến DN chưa tuân thủ đầy đủ thời hạn đặt ra của cơ quan điều tra nước ngoài.
 
Xét về thực trạng ứng phó với các biện pháp PVTM ở nước ngoài, vị chuyên gia này cho rằng vẫn còn một số khó khăn nhất định. Đó là cơ chế phối hợp, thiếu cơ chế tài chính phục vụ xử lý các vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài. 
 
Ông Hà cũng khuyến nghị đối với Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế phối hợp, xây dựng cơ chế tài chính hỗ trợ việc xử lý các vụ việc điều tra PVTM, tăng cường cung cấp thông tin, cảnh báo sớm để ứng phó xu hướng gia tăng các vụ việc PVTM. Hơn nữa, cần xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan các vụ việc PVTM nhằm tạo thuận lợi cho DN trong việc tra cứu, xác định được những biện pháp đang áp dụng ở những thị trường nào, đối với mặt hàng nào.
 
Về nhận thức của DN Việt về các “đòn” PVTM thông qua một kết quả điều tra khảo sát mới nhất hồi năm 2023 của Cục PVTM, cho thấy có 36% DN đã từng tìm hiểu sơ sơ, có 17% DN là tìm hiểu kỹ và là bên liên quan (bởi vì số lượng các DN bị điều tra PVTM tăng lên rất nhiều). Trong khi đó, vẫn còn có 36% DN có nghe nhưng không biết sâu và có 11% DN hầu như không biết.
 
Chính vì vậy, để tạo năng lực ứng phó cho các DN Việt trước các “đòn” PVTM, PGS. TS Nguyễn Ngọc Hà nhấn mạnh điều quan trọng là phía DN nên chủ động tìm hiểu và nâng cao nhận thức, kỹ năng về việc áp dụng các biện pháp PVTM. Họ cũng cần sử dụng hiệu quả các công cụ cảnh báo sớm và phối hợp với các đối tác ở nước ngoài để theo dõi sát tình hình.
 
Ngoài ra, các DN cần tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước và dành nguồn lực phù hợp cho việc ứng phó với các vụ việc PVTM. Nhất là chủ động đề xuất áp dụng các biện pháp pháp lý (như khởi kiện theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, FTA…) nếu thấy cần thiết.